Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Cánh Diều_Bài 13 Chu Kì Tế Bào Và Nguyên Phân

Chào mừng các em đến với Thayhien.id.vn. Hôm nay, thayhien.id.vn trắc nghiệm Sinh 10 Cánh Diều_Bài 13 Chu Kì Tế Bào Và Nguyên Phân

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

Câu 1: Chu kì tế bào là

A. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

B. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào đạt kích thước tối đa.

C. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào già và chết đi.

D. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thời gian chu kì tế bào?

A. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.

B. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.

C. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các tế bào cùng loại của cùng một cơ thể sinh vật.

D. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các tế bào cùng loại của các cơ thể khác nhau.

Câu 3: Trình tự các pha trong chu kì tế bào là

A. Pha G1 → Pha G2 → Pha S → Pha M.

B. Pha M → Pha G1 → Pha S → Pha G2.

C. Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M.

D. Pha M → Pha G1 → Pha G2 → Pha S.

Câu 4: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở pha S của chu kì tế bào?

A. Tế bào ngừng sinh trưởng.

B. DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi.

C. Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.

D. Các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng của tế bào.

Câu 5: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở

A. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa).

B. pha S, pha G2, pha M (kì giữa, kì sau).

C. pha S, pha G2, pha M (kì sau, kì cuối).

D. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì cuối).

Câu 6: Hai tế bào mới sinh ra sau nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể giống nhau là nhờ

A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.

B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.

C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.

D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân.

Câu 7: Tại sao có sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật?

A. Vì tế bào động vật có lysosome.

B. Vì tế bào động vật có trung thể.

C. Vì tế bào thực vật có lục lạp.

D. Vì tế bào thực vật có thành tế bào.

Câu 8. Khối u ác tính là hiện tượng?

A. tế bào không lan rộng đến vị trí khác.

B. tế bào có khả năng lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan ở xa.

C. tế bào không lan rộng nhưng xâm lấn sang các mô lân cận.

D. tế bào phân chia một cách bình thường.

Câu 9: Bệnh ung thư xảy ra là do

A.sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể.

B.sự giảm tốc độ phân chia bất bình thường của một nhóm tế bào trong cơ thể.

C. sự mất khả năng phân chia bất bình thường của một nhóm tế bào trong cơ thể.

D. sự tăng cường số lượng các điểm kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể.

Câu 10: Chu kì tế bào được kiểm soát chặt chẽ bởi những điểm kiểm soát là

A. điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát M.

B. điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.

C. điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.

D. điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2.

Câu 11: Vai trò của các điểm kiểm soát trong trong chu kì tế bào là

A. giúp tăng tốc độ phân chia của tế bào.

B. giúp giảm tốc độ phân chia của tế bào.

C. giúp đảm bảo sự chính xác của chu kì tế bào.

D. giúp đảm bảo sự tiến hóa của chu kì tế bào.

Câu 12: Trong nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào xảy ra ở

A. kì đầu.            B. kì giữa.

C. kì sau.            D. kì cuối.

Câu 13: Tại sao có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất tại kì giữa của nguyên phân?

A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn cực đại.

B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại.

C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi tạo thành nhiễm sắc kép.

D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li về hai cực của tế bào.

Câu 14. Đối với cơ thể đơn bào, nguyên phân có ý nghĩa

A. giúp cơ thể lớn lên.                  B. giúp cơ thể sinh sản.

C. giúp cơ thể vận động.               D. giúp thực hiện chu kì tế bào.

Câu 15. Trường hợp nào sau đây thuộc phân bào nguyên phân?

A. Tế bào có bộ NST 3n tạo ra các tế bào con có bộ NST 3n.

B. Tế bào có bộ NST 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST n.

C. Tế bào có bộ NST 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n.

D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn mới.

Câu 16. Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ nào?

A. Kỳ đầu.    B. Kỳ giữa.   C. Kỳ sau.     D. Kỳ cuối.

Câu 17. Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha nào của kỳ trung gian?

A. G1.             B. G2.           C. S.             D. nguyên phân

Câu 18. Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc dần xuất hiện ở kỳ nào?

A. Kỳ đầu.    B. Kỳ giữa.   C. Kỳ sau.     D. Kỳ cuối

Câu 19. Trong cơ thể, những tế bào chuyên hóa cao thì không diễn ra quá trình phân bào nó thường dừng ở

A. Pha S.       B. Pha G2.    C. Pha G1.    D. Pha M.

Câu 20. Trong phân bào nguyên phân bình thường, sự phân chia vật chất di truyền thực sự xảy ra ở kỳ nào?

A. Kỳ đầu.               B. Kỳ giữa.           C. Kỳ sau.               D. Kỳ cuối.

Câu 21. Sự kiện nào dưới đây không xẩy ra trong các kì (đầu, giữa, sau, cuối) của nguyên phân?

A. Tái bản ADN.                               B. Phân ly các nhiễm sắc kép

C. Tạo thoi phân bào.                       D. Tách đôi trung thể.

Câu 22. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là loại tế bào gi?

A. Cơ tim.     B. Hồng cầu.   C. Bạch cầu.          D. Thần kinh.

Câu 23. Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây sai?

A. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kì tế bào.

B. Chu kì tế bào luôn gắng với quá trình nguyên phân.

C. Ở phôi, thời gian chu kì tế bào rất ngắn.

D. Trong chu kì tế bào, pha G1 thường có thời gian dài nhất.

Câu 24. Ở cơ thể người phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào?

A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên.

B. giúp cơ thể tạo ra giao tử để duy trì nòi giống.

C. giúp cơ thể thực hiện tư duy và vận động.

D. giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản.

Câu 25. Trong nguyên phân, khi nói đến sự phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.   

II. Kéo dài màng tế bào.

III. Thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.

IV. Đầu tiên hình thành vách ngăn, sau đó co thắt tế bào và tạo 2 tế bào con.

A. 1.               B. 2.               C. 3.                   D. 4.

Câu 26. Trong nguyên phân, khi nói đến sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.   

II. Kéo dài màng tế bào.

III. Thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.

IV. Đầu tiên hình thành vách ngăn, sau đó co thắt tế bào và tạo 2 tế bào con.

A. 1.               B. 2.              C. 3.             D. 4.

Câu 27.  Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về kì trung gian?

I. Pha G1: Tăng kích thước, tế bào tổng hợp các bào quan, tổng hợp và tích lũy các chất.

II. Pha S: Pha S diễn ra sự nhân đôi các bào quan.

III. Pha G2: Tăng kích thước, chuẩn bị phân chia

IV. Kì trung gian là giai đoạn sinh trưởng của tế bào, được chia nhỏ thành các pha: G1, S và G2.

A. 1.               B. 2.                   C. 3.                   C. 4.

Câu 28: Cho các biện pháp sau:

(1) Khám sức khoẻ định kì.

(2) Giữ môi trường sống trong lành.

(3) Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…

(4) Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện hợp lí.

Số biện pháp có tác dụng phòng tránh ung thư là

A. 1

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 29: Cho các vai trò sau:

(1) Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển.

(2) Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.

(3) Là cơ chế sinh sản của nhiều sinh vật đơn bào.

(4) Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính.

Số vai trò của quá trình nguyên phân là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 30. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chu kì tế bào?

I. Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

II. Một chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: kì trung gian và quá trình nguyên phân.

III. Kì trung gian gồm: kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.

IV. Các kì của quá trình nguyên phân: pha G1,  pha S,  pha G2.

A. 1.                   B. 2.                   C. 3.                       C. 4.

Câu 31. Vì sao hai tế bào sinh ra giống nhau và giống với tế bào ban đầu?

A. Nhờ quá trình phân chia tế bào chất làm đôi.

B. Nhờ quá trình phân chia tế bào chất làm đôi.

C. NST nhân đôi 1 lần và phân chia làm đôi tế bào chất.

D. NST nhân đôi 1 lần nhưng phân li đồng đều về 2 tế bào con ở kì sau.

Câu 32. Điều gì xảy ra khi tế bào không vượt qua điểm kiểm soát G1, Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chu kì tế bào?

I. Tế bào sẽ ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia gọi là G0.

II. Lúc này tế bào không nhận tín hiệu đủ điều kiện đi tiếp, tế bào sẽ không phân chia.

III. Hệ thống kiểm soát sửa sai sót để tiếp tục phân chia.

IV. Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào rà soát xem tất cả NST đã gắn vào các vi ống của thoi phân bào hay chưa.

A. 1.   B. 2.   C. 3.   C. 4.

Câu 33. Khi nói đến NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mỗi NST đơn là một phân tử DNA kết hợp với những phân tử protein.

II. Mỗi NST kép gồm 2 chromatid giống dính nhau ở tâm động (2 nhiễm sắc tử chị em).

III. Mỗi NST kép có gồm 2 DNA giống.

IV. Mỗi sợi đơn khi nhân đôi thành một NST kép.

A. 1.   B. 2.   C. 3.   C. 4.

Câu 34. Khi nói đến kì đầu của nguyên phân, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các NST kép sắp xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

II. Màng nhân và hạch nhân tiêu biến.

III. Các NST kép dần co xoắn.

IV. Thoi phân bào bắt đầu hình thành.

A. 1.   B. 2.   C. 3.   C. 4.

Câu 35. Khi nói đến kì giữa của nguyên phân, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các NST kép sắp xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

II. Các vi ống của thoi phân bào đính vào hai phía tâm động của NST.

III. Các NST co xoắn tối đa và nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

IV. Các NST kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn và tiến về hai cực của tế bào.

A. 1.   B. 2.   C. 3.   C. 4.

Câu 36. Khi nói đến kì sau của nguyên phân, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các NST kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn và tiến về hai cực của tế bào.

II. Mỗi NST kép gồm 2 chromaitd tách nhau ra thành hai NST đơn.

III. Có thời gian ngắn nhất

IV. Trong tế bào có 2 nhóm NST đơn bằng nhau.

A. 1.               B. 2.               C. 3.                   C. 4.

Câu 37. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của nguyên phân?

I. Ở sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân chính là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới.

II. Duỵ trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào.

III. Sinh vật đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già và tế bào bị tổn thương, giúp cơ thể lớn lên và tái sinh các bộ phận cơ thể.

IV. Quá trình nguyên phân ở các mô, các cơ quan của cơ thể đa bào được điều hoà và kiểm soát nghiêm ngặt. Một khi quá trình này bị rối loạn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng

A. 1.               B. 2.               C. 3.               C. 4.

Câu 38. Khi phân biệt u lành tính với u các tính, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. U lành là tế bào của khối u không lan sang các vị trí khác.

II. U lành là khi tế bào của khối u có thể tách khỏi vị trí ban đẩu, di chuyển đến vị trí mới tạo nên nhiếu khối u.

III. U ác là tế bào của khối u có thể lan sang các mô khác.

IV. U ác là tế bào khối u định vị ở một vị trí nhất định mà các tế bào của nó không phát tán đến các vị trí khác trong cơ thể.

A. 1.   B. 2.   C. 3.   C. 4.

Câu 39.  Khi nói đến “tác nhân và nguyên nhân rối loạn quá trình điều hòa phân bào gây ung thư”. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tác nhân bên ngoài (hóa học, vật lí, vi sinh vật gây hại trong thực phẩm) dễ gây đột biến ở tế bào và hình thành khối u.

II. Tác nhân bên trong (virut gây bệnh mãn tính, các gốc tự do trong tế bào, ...) dễ gây đột biến ở tế bào và hình thành khối u.

III. Ung thư là khối u xuất hiện từ một tế bào bị đột biến nhiều lần, làm rối loạn cơ chế điểu hoà phân bào, khiến tế bào phân chia không kiểm soát tạo nên khối u ác tính.

IV. Khối u xuất hiện từ một tế bào nhiều lần phan chia tạo khối tế bào và hình thành khố u và ung thư.

A. 1.               B. 2.               C. 3.                   C. 4.

Câu 40. Nói đến “biện pháp phòng tránh và chữa bệnh ung thư”, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Duy trì thói quen khám sức khỏe định kì.

II. Không hút thuốc, hạn chế sử dụng bia rượu và chất kích thích.

III. Chế độ ăn uống phù hợp: ăn nhiều rau, củ quả, hạn chất béo, thịt đỏ, muối, thực phẩm mốc, thực phẩm nhiễm thuốc hóa học và chất tăng trọng.

IV. Xây dựng chế độ luyện tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lí.

A. 1.               B. 2.               C. 3.                   C. 4.

Trắc Nghiệm Online Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube