Trắc Nghiệm Sinh 11 CTST_Bài 21 Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chào mừng các em đến với Thayhien.id.vn. Hôm nay, thayhien.id.vn sẽ hướng dẫn các bạn Trả lời câu hỏi Trắc Nghiệm Sinh 11 Chân Trời Sáng Tạo_Bài 21 Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Trắc Nghiệm Sinh 11 CTST_Bài 21 Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu 27: Sinh trưởng của cơ thể động vật là gì?

A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.

B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.

C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.

D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

Câu 28: Phát triển của cơ thể động vật diễn ra như thế nào?

A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào

C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

 Câu 29: Sinh trưởng và phát triển của chim bồ câu diễn ra như thế nào?

A. Bắt đầu từ khi trứng nở đến khi chim trưởng thành và sinh sản được

B. Bắt đầu từ khi trứng nở ra đến khi già và chết

C. Bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh và kéo dài đến lúc chim trưởng thành

D. Bắt đầu từ hợp tử, diễn ra trong trứng và sau khi trứng nở, kết thúc khi già và chết.

Câu 30: Sinh trưởng và phát triển của thằn lằn diễn ra như thế nào?

A. Bắt đầu từ khi trứng nở đến khi thằn lằn trưởng thành và sinh sản được.

B. Bắt đầu từ hợp tử, diễn ra trong trứng và sau khi trứng nở, kết thúc khi già và chết.

C. Bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh và kéo dài đến lúc thằn lằn trưởng thành.

D. Bắt đầu từ khi trứng nở ra đến khi già và chết.

Câu 31: Khi nuôi lợn ỉ, nên xuất chuồng lúc chúng đạt khối lượng 50 – 60 kg. vì sao?

A. Đó là cỡ lớn nhất của chúng.

B. Sau giai đoạn này lợn lớn rất chậm.

C. Sau giai đoạn này lợn sẽ dễ bị bệnh.

D. Nuôi lâu thịt lợn sẽ không ngon.

Câu 32: Vì sao nuôi cá rô phi nên thu hoạch sau 1 năm mà không để lâu hơn ?

A. Sau 1 năm cá đã đạt kích thước tối đa.

B. Cá nuôi lâu thịt sẽ dai và không ngon.

C. Tốc độ lớn của cá rô phi nhanh nhất ở năm đầu sau đó sẽ giảm.

D. Cá rô phi có tuổi thọ ngắn.

Câu 33: Biến thái ở động vật là gì?

A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

B. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

C. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 34: Nhận xét nào dưới đây là sai về sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Sự phát triển của động vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái.

B. Cơ thể động vật được hình thành do kết quả của quá trình phân hóa của hợp tử.

C. Đặc điểm của quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thay đổi tùy theo điều kiện sống của chúng.

D. Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.

Câu 35: Nhận xét nào dưới đây về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống là Sai?

A. Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho sự phát triển.

B. Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

C. Ba giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là giai đoạn hợp tử, giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

D. Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn luôn liên quan đến môi trường sống.

Câu 36: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển diễn ra như thế nào?

A. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý tương tự với con trưởng thành.

B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành

C. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý  giống với con trưởng thành.

D. Đặc điểm hình thái, cấu tạo giống với con trưởng thành và sinh lý khác với con trưởng thành.

Câu 37: Phát triển không qua biến thái có đặc điểm gì?

A. Không phải qua lột xác.

B. Ấu trùng giống con trưởng thành.

C. Con non khác con trưởng thành.

D. Phải qua một lần lột xác.

Câu 38: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái gồm những loài nào sau đây?

A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua

D. Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 39: Những động vật nào dưới đây có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?

A. Cánh cam, cào cào, cá chép, chim bồ câu.

B. Bọ rùa, cá chép, châu chấu, gà...

C. Cào cào, rắn, thỏ, mèo...

D. Cá chép, rắn, bồ câu, thỏ...

Câu 40: Sự sinh trưởng của nhóm động vật nào không đặc trưng bởi quá trình nguyên phân?

A. Động vật nguyên sinh.

B. Động vật có xương sống.

C. Động vật không xương sống.

D. Động vật có biến thái không hoàn toàn.

Câu 41: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn như thế nào?

A. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành

B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.

C. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành

D. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành

Câu 42: Những động vật sinh trưởng và phát triển thông qua biến thái không hoàn toàn gồm những loài nào?

A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. Châu chấu, ếch, muỗi.

D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

Câu 43: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm như thế nào?

A. Đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành

B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý

C. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

D. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

Câu 44: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn có đặc điểm như thế nào?

A. Trường hợp ấu trùng có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.

B. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý

C. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

D. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

Câu 45: Những động vật nào sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?

A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

D. Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 46: Sinh trưởng phát triển có biến thái không hoàn toàn sai khác cơ bản với kiểu sinh trưởng phát triển không qua biến thái chỗ nào?

A. Có giai đoạn con non dài hơn giai đoạn trưởng thành.

B. Có hình thái cấu tạo của con non khác với con trưởng thành.

C. Chịu ảnh hưởng rõ rệt của hormone.

D. Trải qua nhiều lần lột xác mới trở thành cơ thể trưởng thành.

Câu 47: Có bao nhiêu phương án sai khi nói về điểm giống nhau giữa sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn ? 

I. Âu trùng qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành. 

II. Âu trùng có hình dạng, cấu tạo gần giống con trưởng thành. 

III. Âu trùng có hình dạng, cấu tạo khác với con trưởng thành. 

IV. Âu trùng biến đổi thành con trưởng thành không qua lột xác.

A. 2.    B. 4.    C. 3.    D. 1.

Câu 48: Nhân tố bên trong nào quan trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Nhân tố di truyền.  B. Tuổi thọ.

C. Thức ăn.                 D. Nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 49: Những yếu tố nào sau đây là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Yếu tố di truyền, các hormone.

B. Yếu tố thức ăn, di truyền, giới.

C. Yếu tố di truyền, nhiệt độ, thức ăn.

D. Các hormone, ánh sáng, nhiệt độ

Câu 50: Sự sinh trưởng của động vật có xương sống được điều hòa bởi các hormone nào?

A. Thyroxine.                         B. Estrogen và Testosterone .

C. GH.                                     D. Tất cả các hormone trên.

Câu 51: Các hormone ảnh hưởng chủ yếu lên sự sinh trưởng của động vật có xương sống là gì?

A. Thyroxine và GH.              B. GH và estrogen.

C. thyroxine và testosterone.  D. estrogen và testosterone.

Câu 52: Hormone sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở đâu?

A. Tinh hoàn.              B. Tuyến giáp.

C. Tuyến yên.             D. Buồng trứng.

Câu 53: Ở động vật có xương sống, hormone sinh trưởng được tiết ra từ đâu?

A. Tuyến cận giáp.                             B. Tuyến giáp.

C. Buồng trứng hoặc tinh trùng.         D. Tuyến yên.

Câu 54: Hormone sinh trưởng có vai trò gì?

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 55: Nói về hormone sinh trưởng GH điều nào không đúng ?

A. Nó được tiết ra bởi tuyến yên.

B. Chỉ có tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát triển của người mà không có vai trò đối với loài khác.

C. Tác động chủ yếu vào quá trình tổng hợp protein.

D. Kích thích sự phát triển của xương.

Câu 56: Nói về hormone sinh trưởng GH, phát biểu nào sau đúng ?

A. Nó được tiết ra bởi tuyến giáp.

B. Chỉ có tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát triển của người mà không có vai trò đối với loài khác.

C. Tác động chủ yếu vào quá trình tổng hợp lipit.

D. Kích thích sự phát triển của xương.

Câu 57: Tuyến yên sản sinh ra các hormone sinh trưởng, phát triển nào?

A. Hormone kích thích trứng, hormone tạo thể vàng.

B. Progesterone và Estrogen.

C. Hormone kích dục nhau thai Progesterone.

D. Hormone kích nang trứng Estrogen.

Câu 58: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hormone sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

Câu 59: Ở người trưởng thành nếu GH được tiết quả nhiều sẽ dẫn đến điều gì?

A. Làm cho xương dài ra và gây bệnh khổng lồ.

B. Gây ra bệnh to đầu xương chi.

C. Làm tăng sinh tế bào gây khối u.

D. Làm rối loạn chức năng các tuyến nội tiết khác

Câu 60: Thyroxine được sản sinh ra ở đâu?

A. Tuyến giáp.                        B. Tuyến yên.

C. Tinh hoàn.              D. Buồng trứng.

Câu 61: Hormone thyroxine do nơi nào sản sinh ra?

A. Tuyến yên tiết ra.   B. Tuyến giáp tiết ra.

C. Tinh hoàn tiết ra.    D. Buồng trứng tiết ra.

Câu 62: Thyroxine có tác dụng gì?

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể

B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 63: Tác dụng sinh lí của hormone thyroxine là gì?

A. Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.

B. Kích thích phát triển xương ( xương dài ra và to lên).

C. Kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

D. Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì.

Câu 64: Ở trẻ em, hiện tượng thiểu năng tuyến giáp thường dẫn đến những hậu quả nào dưới đây?

I. Trẻ mới sinh thiếu thyroxine sẽ dẫn tới chậm phát triển trí tuệ (đần độn). 

II. Chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém. 

III. Vàng da kéo dài, nước tiểu, mồ hôi có màu vàng. 

IV. Không hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thử cấp.

A. I; II.                        B. III; IV.        C. II; III.          D. IV; I.

Câu 65: Hậu quả gì đối với trẻ em khi thiếu thyroxine?

A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.

D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

Câu 66: Không dùng muối iodine  cho trẻ em khi có biểu hiện như thế nào?

A. Bướu cổ kèm trí tuệ suy giảm.

B. Chậm lớn, thân nhiệt thấp, nhịp tim chậm.

C. Bướu cổ,mắt lồi, run chân tay.

D. Chi ngắn (thấp, lùn) kèm theo đần độn và phù nề.

Câu 67: Khi thức ăn, nước uống bị thiếu iodine  thì trẻ em sẽ có biểu hiện?

A. Chậm lớn, trí tuệ thấp, chịu lạnh kém, bướu cổ.

B. Thở dồn dập, mắt lồi, trí thông minh kém.

C. Lớn nhanh, trí thông minh bình thường

D. Bệnh khổng lồ, trí tuệ kém.

Câu 68: Cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc sẽ gây hậu quả gì ?

A. Nòng nọc không lớn lên được.

B. Nòng nọc không hình thành đuôi.

C. Nòng nọc có kích thước khổng lồ nhưng không phát triển thành ếch được.

D. Nòng nọc còn nhỏ nhưng đã có hình dạng của ếch.

Câu 69: Đề tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình biến thái của ếch, người ta làm thí nghiệm cho thêm hormone thyroxine của tuyến giáp vào môi trường nuôi nòng nọc thì thấy những con nòng nọc này nhanh chóng biến thành những con ếch bé xíu. Có thể kết luận là

A. Hormone tuyến giáp có tác dụng thúc đẩy sự phân bào.

B. Hormone tuyến giáp có tác dụng kích thích sự rụng đuôi ở nòng nọc.

C. Thyroxine là hormone kích thích biến thái ở nòng nọc.

D. Thyroxine kích thích quá trình lột xác.

Câu 70: Testosterone được sinh sản ra ở:

A. Tuyến giáp.                        B. Tuyến yên.

C. Tinh hoàn.              D. Buồng trứng.

Câu 71: Hormone testosteronedo sinh ra ở đâu?

A. Tuyến yên tiết ra.               B. Tuyến giáp tiết ra. 

C. Buồng trứng tiết ra.            D. Tinh hoàn tiết ra.

Câu 72: Testosterone có vai trò gì?

A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 73: Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích gì?

A. Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm.

B. Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn.

C. Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng.

D. Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên.

Câu 74: Gà trống sau khi bị thiến thường không có đặc điểm nào?

A. Phát triển mào và cựa, hình thành bộ lông sặc sỡ.

B. Lớn nhanh, dễ béo.

C. Mất bản năng sinh dục.

D. Không biết gáy.

Câu 75: Estrogen có vai trò gì?

A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 76: Ecdysone được sinh ra ở  đâu?

A. Tuyến giáp.                        B. Tuyến trước ngực..

C. Tuyến yên.             D. Thể allata.

Câu 77: Ecdysone có tác dụng gì đối với động vật không xương sống?

A. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

B. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 78: Sâu không biến được thành nhộng và bướm là do thiếu hoocmon nào?

A. Ecdysone.               B. Estrogen.

C. Testosteron.            D. Thyroxine.

Câu 79: Trong quá trình biến thái của côn trùng, hormone sstrogen có tác động vào giai đoạn nào?

A. Chỉ trong giai đoạn phôi thai.

B. Trong suốt giai đoạn hậu phôi.

C. Chỉ ở giai đoạn ấu trùng.

D. Chỉ trong giai đoạn sau ấu trùng.

Câu 80: Nếu hormone estrogen tiết ra quá nhiều thì sinh trưởng và phát triển ở ong sẽ như thế nào?

A. Kéo dài giai đoạn ấu trùng.

B. Rút ngắn các giai đoạn phát triển, ấu trùng biến thái sớm.

C. Không thể biến đổi nhộng thành ong.

D. Ong sẽ chết.

Câu 81: Hoocmon juvenile ở động vật không xương sống được sinh ra ở đâu?

A. Thể allata.              B. Tuyến trước ngực.

C. Tuyến yên.             D. Tuyến giáp.

Câu 82: Juvenile có tác dụng gì với động vật không xương sống?

A. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

B. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.

C. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

D. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 83: Nếu hormone juvenile tiết ra quá nhiều thì sinh trưởng và phát triển ở ong sẽ như thế nào?

A. Kéo dài giai đoạn ấu trùng.

B. Rút ngắn giai đoạn ấu trùng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nhộng.

C. Không thể biến đổi nhộng thành ong.

D. Rút ngắn giai đoạn nhộng.

Câu 84: Trong quá trình biến thái của côn trùng, hormone juvenile có tác động vào giai đoạn nào?

 A. Chỉ trong giai đoạn phôi.

B. Trong suốt giai đoạn ấu trùng đến nhộng.

C. Chỉ ở giai đoạn trưởng thành.

D. Chỉ trong giai đoạn sau ấu trùng

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube