Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Cánh Diều_Bài 16 Công Nghệ Tế Bào

Chào mừng các em đến với Thayhien.id.vn. Hôm nay, thayhien.id.vn trắc nghiệm Sinh 10 Cánh Diều_Bài 16 Công Nghệ Tế Bào

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 16 Công nghệ tế bào


Câu 1: Tế bào trần là loại tế bào thực vật đã được loại bỏ

A. thành tế bào.

B. nhân tế bào.

C. ti thể.

D. lục lạp.

Câu 2: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là

A. tính toàn năng của tế bào.

B. khả năng biệt hoá của tế bào.

C. khả năng phản biệt hoá của tế bào.

D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào.

Câu 3: Công nghệ tế bào là

A. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong môi trường sinh vật nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

B. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong môi trường nước nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

C. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong môi trường cạn nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

D. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

Câu 4: Tính toàn năng của tế bào là

A. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp.

B. quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.

C. quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.

D. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong mọi loại môi trường.

Câu 5: Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào sau đây của tế bào thực vật là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật này?

A. Tính toàn năng.

B. Khả năng biệt hoá.

C. Khả năng phản biệt hoá.

D. Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa.

Câu 6: Tế bào sinh dưỡng của thực vật khi được kích hoạt phản biệt hoá sẽ hình thành

A. mô sẹo.

B. mô biểu bì.

D. mô sinh sản.

C. mô sinh dưỡng.

Câu 7: Vi nhân giống là

A. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm tạo ra các giống cây trồng mới.

B. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm nhân nhanh các giống cây trồng.

C. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm giảm tốc độ sinh sản của thực vật có hại.

D. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm tạo ra các giống cây trồng siêu nhỏ.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào?

A. Tính toàn năng của mỗi loại tế bào động vật là giống nhau.

B. Hầu hết các loại tế bào thực vật đều có khả năng phản biệt hóa.

C. Tính toàn năng của tế bào động vật cao hơn tế bào thực vật.

D. Tất cả các dòng tế bào động vật có khả năng phản biệt hóa.

Câu 9: Cho các bước tiến hành sau:

(1) Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo

(2) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc các tế bào lá non của cây mẹ

(3) Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con hoàn chỉnh

(4) Đem cây con trồng ngoài thực địa

(5) Đem cây con trồng trong vườn ươm

Trình tự các bước của quy trình vi nhân giống là

A. (2) → (3) → (1) → (5) → (4).

B. (2) → (3) → (1) → (4) → (5).

C. (2) → (1) → (3) → (5) → (4).

D. (2) → (1) → (3) → (4) → (5).

Câu 10: Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo mô, cơ quan thay thế

(2) Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene

(3) Nhân bản vô tính ở động vật

Các thành tựu chính của công nghệ tế bào động vật gồm

A. (1) và (2).

B. (1) và (3).

C. (2) và (3).

D. (1), (2) và (3).

Câu 11: Cho các ứng dụng sau:

(1) Nhân nhanh các giống cây trồng để đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng

(2) Bảo tồn các giống cây trồng quý hiếm như các cây gỗ quý, các cây có nguy cơ tuyệt chủng

(3) Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh virus

(4) Tạo nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy dịch huyền phù tế bào, chuyển gene vào tế bào thực vật

Số ứng dụng của vi nhân giống là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 12: Ưu điểm của công nghệ phản biệt hóa tế bào sinh dưỡng thành tế bào gốc để tái tạo các mô, cơ quan tự thân nhằm thay thế mô, cơ quan bị tổn thương ở người bệnh là

A. giúp chủ động được nguồn mô, cơ quan cấy ghép.

B. giúp hạn chế được hiện tượng đào thải mô, cơ quan ở người bệnh.

C. giúp chủ động được nguồn mô, cơ quan cấy ghép đồng thời hạn chế được hiện tượng đào thải mô, cơ quan ở người bệnh.

D. giúp tạo ra nguồn mô, cơ quan cấy ghép một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Câu 13: Nhân bản vô tính ở động vật là quá trình

A. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.

B. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.

C. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.

D. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.

Câu 14: Quan sát quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly dưới đây:

Trắc nghiệm Sinh 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Công nghệ tế bào

Cừu Dolly sẽ có vật chất di truyền giống với

A. cừu cho nhân.

B. cừu cho nhân và cừu cho trứng.

C. cừu cho nhân và cừu mang thai hộ.

D. cừu cho trứng và cừu mang thai hộ.

Câu 15: Cho các ứng dụng công nghệ tế bào sau:

(1) Vi nhân giống

(2) Dung hợp tế bào trần

(3) Cấy truyền phôi

(4) Nhân bản vô tính

Số ứng dụng tạo được giống mới là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 16. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là 

A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gene thuần chủng.

B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gene đồng nhất.

C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là DNA và nhiễm sắc thể.

D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gene và kiểu hình.

Câu 17. Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Sự lưỡng bội hoá các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần chủng. 

B. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội. 

C. Dòng tế bào đơn bội được xử lí hoá chất (cônsixin) gây lưỡng bội hoá tạo nên dòng tế bào lưỡng bội. 

D. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gene dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất.

Câu 18. Nguyên tắc của nhân bản vô tính là  

A. chuyển nhân của tế bào soma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

B. chuyển nhân của tế bào soma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

C. chuyển nhân của tế bào soma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

D. chuyển nhân của tế bào trứng (n) vào một tế bào soma , kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới

Câu 19. Ưu thế chính trong lai tế bào so với sinh sản hữu tính là: 

A. Tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn.                         B. Hạn chế hiện tượng thoái hoá.

C. Tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài đứng cách xa nhau trong bậc thang phân loại.

D. Khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa.

Câu 20. Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp 

A. nuôi cấy hạt phấn, lai xôma.        B. cấy truyền phôi.

C. chọn dòng tế bào soma có biến dị.D. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo.

Câu 21. Điều không phải ưu điểm của phương pháp nuôi cấy hạt phấn là: 

A. tạo điều kiện cho các gene lặn biểu hiện ra kiểu hình.             

B. tạo ra được thế hệ cây giống thuần chủng 100%.

C. có thể chọn và tạo được những giống cây có khả năng chống chịu tốt.

D. nhân nhanh giống cây trồng quý để cung cấp giống cho người dân.

Câu 22. Nuôi cấy mô tế bào thực vật và cấy truyền phôi động vật có đặc điểm chung là  

A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là DNA và nhiễm sắc thể.  B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gene thuần chủng.C. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gene và kiểu hình.

D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gene đồng nhất.

Câu 23. Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là: 

A. Các tế bào đã được xử lý hoá chất làm tan thành Cellulose  tế bào   

B. Các tế bào sôma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng

C. Các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai   

D. Các tế bào sinh dục tự do được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục

Câu 24. Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai trong phương pháp lai tế bào người ta sử dụng  

A. Horcmone thích hợp. B. Keo hữu cơ polyetylene glycol      

C. Xung điện cao áp. D. Virus cende.

Câu 25. Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là 

a. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu.

b. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen.

c. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gene khác nhau.

d. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gene hoàn toàn khác với cây ban đầu.

Câu 26. Để tạo giống cây trồng mới có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? 

A. Lai tế bào soma khác loài.

B. Công nghệ gen.

C. Lai khác dòng.

D. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa

Câu 27. Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên  

A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân. 

B. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ. 

C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân. 

D. sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong giảm phân

Câu 28. Khi nói về nuôi cấy mô tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống. 

B. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp. 

C. Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn. 

D. Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gene quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Câu 29. Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi phương pháp:

Phương pháp

1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.  

2. Cấy truyền phôi ở động vật.  

3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật. 

Ứng dụng

a. Tạo giống lai khác loài. 

b. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các cặp gen. 

c. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau

Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào đúng? 

A. 1c, 2a, 3b.      B. 1a, 2b, 3c.      C. 1b, 2a, 3c.      D. 1b, 2c, 3a

Câu 30. Khi tìm hiểu về công nghệ tế bào động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về liệu pháp tế bào gốc?

I. Phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi cấy ngoài cơ thể vào người bệnh để thay thế các tế bào bị bệnh.

II. Bằng liệu pháp tế bào, sẽ chữa được các bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường type 1, người có cơ tim bị tổn thương do đột quỵ hay bị tổn thương các tế bào thần kinh.

III. Liệu pháp tế bào gốc cũng đang được ứng dụng trong việc chữa trị một số bệnh ung thư ở người. 

IV. Liệu pháp tế bào gốc trong chữa trị bệnh tiểu đường type 1, phương pháp này là cơ thể người sẽ loại thải tế bào ghép vì nhân tế bào được cấy vào tế bào trứng là nhân của tế bào người bệnh khác.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 31. Khi tìm hiểu về công nghệ tế bào động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về liệu pháp gen?

I. Phương pháp tiến hành: Nhân nuôi tế bào trong ống nghiệm, chỉnh sửa gene hoặc thay thế gene bệnh của tế bào bằng gene lành; (2) Sàng lọc các tế bào đã được chỉnh sửa gene và nhân bản trong ống nghiệm; (3) Truyền các tế bào chỉnh sửa gene vào cơ thể bệnh nhân.

II. Liệu pháp thay thế toàn bộ bộ gene  lành bằng gene bệnh.

III. Liệu pháp thay thế gene chỉ sử dụng được cho người bị bệnh di truyền do hỏng một gene nhất định..

IV. Liệu pháp gene là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờthaỵ thếgene bệnh bằng gene lành.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 32. Khi tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Công nghệ tế bào thực vật là nuôi cấy các tế bào để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm mục đích nhân giống.

II. Công nghệ tế bào thực vật là quy trình nuôi cấy mô thực vật để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm mục đích nhân giống.

III. Công nghệ tế bào thực vật là quy trình nuôi cấy mô thực vật để tạo ra các cơ quan để ghép tạo giống mới.

IV. Công nghệ tế bào thực vật là quy trình nuôi cấy tế bào vật để tạo ra các cơ quan để ghép tạo giống mới.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 33. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên lí, thành tựu công nghệ tế bào thực vật?

I. Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.

II. Dựa trên tính toàn năng của tế bào, quá trình nguyên phân, phân hóa tế bào.

III. Thành tựu của công nghệ tế bào thực vật là kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào, kĩ thuật lai tế bào sinh dưỡng.  và kĩ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh

IV. Thành tựu của công nghệ tế bào thực vật kĩ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 34. Khi tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nuôi cấy mô tế bào?

I. Mô/tế bào → nuôi cấy trong ống nghiệm, đầy đủ chất dinh dưỡng, hormone thực → mô sẹo  → phân chia, phân hóa và cây con.

II. Mô/tế bào → mô sẹo  → nuôi cấy trong ống nghiệm, đầy đủ chất dinh dưỡng, hormone thực → phân chia, phân hóa và cây con.

III. Mô/tế bào → phân chia, phân hóa và cây con. → mô sẹo  → nuôi cấy trong ống nghiệm, đầy đủ chất dinh dưỡng, hormone thực.

IV. Phương pháp này đem lại nhiều thành tựu: nhân nhanh với số lượng lớn cây quý hiếm, chậm sinh sản, cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 35. Khi tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nuôi cấy mô tế bào?

I. Phương pháp này đem giúp nhân nhanh với số lượng lớn cây quý hiếm.

II. Phương pháp này đem giúp nhân nhanh cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác.

III. Công nghệ tế bào thực vật kết hợp với công nghệ di truyền có thể tạo ra giống cây biến đổi gene.

IV. Công nghệ tế bào thực vật kết hợp với công nghệ di truyền có thể tạo ra giống cây có gene đã được chỉnh sửa, hay cây có thêm gene từ loài khác.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 36. Khi tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lai tế bào sinh dưỡng?

I. Lai tế bào sinh dưỡng là lai hai tế bào sinh dưỡng thuộc hai loài thực vật khác nhau để tạo thành tế bào lai → nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tạo thành cây lai khác loài.

II. Kĩ thuật này giúp tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phưong pháp tạo giống thông thường không tạo ra được.

III. Kĩ thuật này có thể tạo ra các cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene, đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trổng.

IV. Hạt phấn và noãn chưa thụ tinh được nuôi cấy và cho phát triển thành cây đơn bội hoặc lưỡng bội hoá các mô đơn bội và nuôi cấy để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 37. Khi tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh?

I. Lai tế bào sinh dưỡng là lai hai tế bào sinh dưỡng thuộc hai loài thực vật khác nhau để tạo thành tế bào lai → nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tạo thành cây lai khác loài.

II. Kĩ thuật này giúp tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phưong pháp tạo giống thông thường không tạo ra được.

III. Kĩ thuật này có thể tạo ra các cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene, đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trổng.

IV. Hạt phấn và noãn chưa thụ tinh được nuôi cấy và cho phát triển thành cây đơn bội hoặc lưỡng bội hoá các mô đơn bội và nuôi cấy để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 38. Phát biểu sau đây đúng về thành tựu công nghệ tế bào thực vật?

A. Là dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp.

B. Tính toàn năng của tế bào, quá trình nguyên phân, phân hóa tế bào.

C. Tạo ra các giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, giải quyết các vấn đề an ninh lương thực, phát triển kinh tế.

D. Kĩ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh

Câu 39. Khi tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật, phát biểu sau đây đúng về nuôi cấy mô tế bào?

A. Tạo ra giống cây trồng mang nhiều đặc điểm mới.

B. Nhân nhanh giống quí hiếm, khó sinh sản.

C. Tạo ra các giống cây trồng đồng loạt có kiểu gene  biến đổi có giá trị.

D. Tạo ra các giống vật nuôi đồng loạt có kiểu gene  biến đổi có giá trị.



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube