Công Nghệ 12 KNTT_Bài 1 Vai Trò Và Triển Vọng Của Lâm Nghiệp

Công Nghệ 12 KNTT_Bài 1 Vai Trò Và Triển Vọng Của Lâm Nghiệp

I. VAI TRÒ CỦA LÂM NGHIỆP

1. Vai trò đối với đời sống con người


- Là ngành kinh tế - kĩ thuật bao gồm:

+ Quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng.

+ Chế biến và thương mại lâm sản.

- Lâm nghiệp có vai trò quan trọng đối với đời sống con người như:

+ Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

+ Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.

+ Là nguồn thu nhập chính giúp ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi.

- Ngoài ra một số khu rừng còn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc thiểu số (rừng tín ngưỡng).

2. Vai trò đối với môi trường sinh thái


- Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ có vai trò:

+ Điều hoà dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi, giảm thiểu lũ lụt, hạn hán,...

+ Chống sự xâm nhập của nước mặn,... bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển.

+ Tạo ra môi trường sống trong lành và phát triển rừng ở các khu công nghiệp và khu đô thị.

- Rừng là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt đối với các loài nấm, thực vật, động vật quý hiếm.

II. TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP

1. Phát triển để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái



- Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tuy nhiên, diện tích và tài nguyên rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hoá,...

➞ Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

2. Phát triển để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 của Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ngành Công nghiệp Chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030, nhằm biến ngành này thành một ngành kinh tế quan trọng với thương hiệu uy tín quốc tế.

- Mục tiêu năm 2025 là đạt giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỉ USD, 25 tỉ USD vào năm 2030.

+ 80% các cơ sở chế biến gỗ đạt công nghệ sản xuất tiên tiến.

+ 100% gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước phải có nguồn gốc hợp pháp, có chứng chỉ quản lí rừng bền vững.

3. Phát triển để thực hiện chức năng xã hội của rừng

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động lâm nghiệp:

- Mục tiêu 45% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030, đảm bảo bình đẳng giới. 

- Cùng thời gian này, kì vọng 50% hộ gia đình ở vùng núi và dân tộc thiểu số sẽ tham gia vào lâm nghiệp hàng hóa vào năm 2025, tăng lên 80% vào năm 2030. 

- Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm trong ngành này:

+ Sẽ tăng gấp đôi so với năm 2020.

+ Đạt mức bằng 1/2 thu nhập bình quân quốc gia vào năm 2030.

- Vào năm 2050:

+ Chiến lược này góp phần vào sự an toàn, thịnh vượng và văn minh của nông thôn mới ở Việt Nam.

III. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

1. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trường dài

- Lựa chọn đối tượng cây rừng phù hợp với thời gian giao rừng, cho thuê rừng.

- Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

- Trồng xen canh cây trồng ngắn ngày phù hợp dưới tán rừng.

- Thường xuyên chọn lọc, duy trì chất lượng các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lại tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt.

2. Địa bàn rộng lớn, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất

Sản xuất lâm nghiệp được tiến hành chủ yếu ở rừng, nơi có diện tích rộng lớn, địa bàn phức tạp, điều kiện giao thông và cơ sở vật chất có nhiều hạn chế.

Với đặc trưng như vậy, quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất lâm nghiệp cần phải chú ý các vấn đề sau:

- Thực hiện việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức theo đúng quy định của pháp luật.

- Tiến hành điều tra, theo đội diễn biến về khi hậu, nguồn tài nguyên rừng để quy hoạch, bố trí hình thức sản xuất lâm nghiệp phù hợp với từng khu vực.

- Xây dựng phương hướng sản xuất phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất lâm nghiệp ở từng vùng.

3. Ngành sản xuất đa dạng sản phẩm và có nhiều lợi ích đặc thù

- Sản phẩm của sản xuất lâm nghiệp rất đa dạng bao gồm:

+ Gỗ, lâm sản ngoài gỗ (thực vật rừng, động vật rừng, nấm).

+ Các sản phẩm gỗ, song, mây đã chế biến.

- Bảo đảm hài hoà các lợi ích về:

+ An sinh xã hội, quốc phòng, an ninh.

+ Bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Giá trị dịch vụ môi trường rừng.

+ Ứng phó với biến đổi khi hậu. 

- Tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế về lâm nghiệp.

4. Sản xuất làm nghiệp mang tính thời vụ cao

- Thể hiện ở các mùa trong năm và các năm trong chu kì sản xuất.

- Thường tập trung nhiều vào một số tháng nhất định.

+ Là tháng trong thời vụ trồng và chăm sóc rừng hoặc vào mùa khai thác một số lâm sản ngoài gỗ.

- Trong một chu kì sản xuất (trồng rừng lấy gỗ):

+ Tập trung nhiều vào những năm đầu (trồng và chăm sóc rừng) và năm cuối (khai thác gỗ).

+ Các thời gian còn lại hầu như rất ít các hoạt động.

- Cần có giải pháp tổ chức lao động hợp lí.

- Cung ứng vật tư - kĩ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp.

→ Nâng cao hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp. 

- Trồng xen canh một số loại cây trồng phù hợp.

- Phát triển ngành nghề dịch vụ lâm nghiệp.

IV. YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG LÂM NGHIỆP

- Người lao động làm việc trong các ngành nghề của lâm nghiệp cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

+ Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.

+ Có kiến thức cơ bản về quy luật phát sinh, phát triển của cây rừng.

+ Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững. 

+ Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.

+ Tuân thủ an toàn lao động và công ước quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube