Công Nghệ 12 KNTT_Bài 5 Kĩ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Rừng

I. TRỒNG RỪNG

1. Thời vụ trồng rừng

- Rừng sau khi trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.

- Trồng rừng đúng thời vụ sẽ giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt. 

- Tuy nhiên, cần phải xem xét kĩ điều kiện cụ thể ở từng nơi trồng rừng để lựa chọn thời vụ trồng rừng hợp lí.

- Thời vụ trồng rừng ở nước ta:

+ Miền Bắc: mùa xuân hoặc xuân hè (từ tháng 2 đến tháng 7).

+ Miền Nam: mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12).

+ Miền Trung: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).

2. Kĩ thuật trồng rừng

a. Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng

- Chuẩn bị đất gieo: Tiến hành làm đất toàn diện hay cục bộ.

- Chuẩn bị hạt giống:

+ Hạt giống cần có phẩm chất tốt hơn so với hạt gieo trong vườn ươm.

+ Hạt trước khi đem gieo cần được xử lí để tăng khả năng nảy mầm.

- Kĩ thuật gieo hạt:

+ Phương thức gieo toàn diện: gieo hạt đồng đều trên toàn bộ diện tích đất gieo.

+ Phương thức gieo cục bộ: gieo theo hàng và gieo theo khóm. 

  • Gieo theo hàng: cứ một cự li nhất định rạch một hàng (gieo hạt trên hàng liên tục hoặc gián đoạn).
  • Gieo theo khóm: cứ một cự li nhất định làm đất theo hố hoặc theo ô (mỗi ô 3 - 5 hạt).

- Ưu điểm: 

+ Thích hợp với đặc tính sinh vật học của cây.

+ Bộ rễ cây phát triển tự nhiên.

+ Có thể gieo trên các vùng đất rộng lớn.

- Nhược điểm:

+ Số lần chăm sóc nhiều, tốn nhiều hạt giống.

+ Cây con mọc lên từ hạt dễ bị côn trùng tấn công.

b. Trồng rừng bằng cây con

- Chuẩn bị hố trồng:

+ Đào hố: Đào đúng vị trí, kích thước phù hợp với từng loài cây. 

+ Bón lót:

  • Bón lót bằng phân hữu cơ hoặc phân NPK với liều lượng phù hợp.
  • Sau đó lấp hố bằng đất tầng mặt.

- Chuẩn bị cây giống:

+ Cây giống phải khoẻ mạnh, không bị sâu, không bị bệnh.

- Kĩ thuật trồng:

+ Trồng bằng cây con rễ trần.

  • Tạo lỗ trong hố trống, đặt cây vào, lấp đất, nén đất và vun gốc.
  • Bảo vệ bộ rễ tránh bị khô héo hay dập nát.

+ Trồng bằng cây con có bầu. 

  • Tạo lỗ trong hố trống, rạch và xé bỏ vỏ đầu, đặt bầu cây vào.
  • Lấp đất, nén lần thứ nhất.
  • Lấp đất, nén lần thứ hai rồi vun gốc.
  • Không được làm vỡ bầu cây.

- Ưu điểm:

+ Cây con có sức đề kháng tốt nên tỉ lệ sống cao.

+ Giảm số lần và thời gian chăm sóc.

- Nhược điểm: 

+ Quá trình sản xuất cây con phức tạp, chi phí cao.

+ Giá thành vận chuyển cây con cao hơn hạt giống.

+ Cây con dễ bị tổn thương cơ giới.

+ Hệ rễ bị biến dạng trong quá trình ươm cây và vận chuyển.

II. CHĂM SÓC RỪNG

1. Làm cỏ, vun xới




- Định kì trong khoảng 3 năm liên tục sau khi trồng.

- Thời điểm làm cỏ, vun xới tốt nhất là ngay trước thời kì cỏ dại sinh trưởng mạnh nhất hoặc trước khi bón phân thúc.

- Có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng thấm nước.

- Có thể làm cỏ, vun xới toàn diện hoặc cục bộ. 

+ Phương thức toàn diện áp dụng cho địa hình bằng phẳng.

+ Phương thức cục bộ áp dụng cho địa hình đất dốc.

2. Bón phân thúc

- Nâng cao độ phì của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

- Nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm thu hoạch.

- Loại phân bón, liều lượng, thời gian và phương pháp bón tuỳ thuộc các nhân tố:

+ Điều kiện lập địa, loài cây.

+ Giai đoạn sinh trưởng.

+ Giai đoạn phát triển.

3. Tưới nước

- Nâng cao tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

- Căn cứ vào đặc điểm phân bố nông - sâu của hệ rễ để tưới nước.

4. Tỉa cành, tỉa thưa

- Nâng cao hiệu quả quá trình trao đổi chất, cây sinh trưởng nhanh, nâng cao chất lượng gỗ.

- Tiến hành tỉa cành vào đầu mùa khô, trong những ngày thời tiết khô ráo.

+ Thường kết hợp với làm cỏ, phát dọn dây leo và vun xới.

- Tỉa thưa nhằm đảm bảo mật độ rừng trồng. 

- Cây con tỉa thưa có thể tận dụng để trồng dặm hoặc đem ươm để phục vụ các mục đích khác.

5. Trồng dặm

- Sau khi trồng khoảng 20 - 30 ngày, phải kiểm tra tỉ lệ sống.

- Nếu đạt dưới 85% phải trồng dặm.

- Nếu trên 85% thì chỉ trồng dặm ở những nơi cây chết tập trung:

+ Kĩ thuật trồng dặm như trồng chính.

- Nếu tỉ lệ sống chưa đạt 85% phải trồng dặm bằng cây con của năm trước.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube