Lý Thuyết Lịch Sử 12 Cánh Diều_Bài 10 Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Lý Thuyết Lịch Sử 12 Cánh Diều
Bài 10 Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay



1. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 - 1995)

* Bối cảnh:

- Thế giới:

+ Liên Xô và các nước Đông Âu khủng hoảng trầm trọng.

+ Tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.

- Trong nước: đất nước khủng hoảng.  Yêu cầu cần Đổi mới để:

+ Đáp ứng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước, đảm bảo đời sống nhân dân.

+ Phù hợp với xu thế chung của thời đại.

* Đường lối đổi mới của Đảng:

- Đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986), tiếp tục được bổ sung tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 - 1991) của Đảng.

- Mục tiêu:

+ Đổi mới đất nước trong quá trình đi lên Chủ nghĩa Xã hội chứ không phải thay đổi mục tiêu Chủ nghĩa Xã hội.

+ Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng - xã hội.

Nội dung cơ bản:

+ Về kinh tế

  • Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

  • Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực - Thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu.

  • Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế - xã hội, bắt đầu tích luỹ nội bộ. → Từng bước đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng.

  • Hội nhập về kinh tế quốc tế.

+ Về chính trị

  • Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

  • Xây dựng nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa.

  • Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

* Ý nghĩa: tạo cơ sở để đất nước bước vào giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đổi mới toàn diện hơn.

2. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (1996 - 2006)

* Bối cảnh: sau 10 năm đổi mới, kinh tế - xã hội Việt Nam đã cơ bản ổn định, đất nước.

→ Có tiền đề chuyển sang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.

* Đường lối đổi mới của Đảng:

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

- Nội dung cơ bản:

+ Về chính trị

  • Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.

  • Lấy liên minh công nông và tầng lớp tri thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo.

+ Về kinh tế

  • Xây dựng công trình lớn về kết cấu hạ tầng, tăng cường tiềm lực về cơ sở - vật chất, công nghệ cho nền kinh tế.

  • Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.

+ Về an ninh - quốc phòng: xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng: chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

+ Về đối ngoại

  • Đặt trọng tâm chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”.

  • Phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

* Ý nghĩa: tạo nền tảng cho Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng trong giai đoạn tiếp theo.

3. Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006 - nay)

* Bối cảnh:

- Sau 20 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc, uy tín quốc tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên nhiều nguy cơ, thách thức vẫn tồn tại.

* Đường lối đổi mới của Đảng:

- Đường lối đổi mới được bổ sung, hoàn thiện qua các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006), lần thứ XI (2011), lần thứ XII (2016) và lần thứ XIII (2021).

- Mục tiêu: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn.

- Nội dung cơ bản:

+ Về chính trị

  • Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

  • Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

+ Về kinh tế

  • Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

  • Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại.

+ Về văn hoá - xã hội

  • Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

  • Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

→ Văn hoá trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

+ Về an ninh - quốc phòng

  • Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích dân tộc và kiến thức quốc phòng, an ninh.

  • Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

  • Tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại.

+ Về đối ngoại

  • Chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng”, mở rộng phạm vi, lĩnh vực và tính chất của hội nhập.

  • Thực hiện hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm kinh tế.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube