Lý Thuyết Lịch Sử 12 Cánh Diều_Bài 11 Thành tựu và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Lý Thuyết Lịch Sử 12 Cánh Diều
Bài 11 Thành tựu và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay



1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam

a) Chính trị, an ninh - quốc phòng

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.

- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.

→ Ý nghĩa: khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong công cuộc Đổi mới.

b) Kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam: khá cao và tương đối bền vững.

- Quy mô nền kinh tế: năm 2020, với GDP đạt mức 342,7 tỉ USD, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN, trong tốp 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành:

  • Chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

  • Các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP.

+ Cơ cấu kinh tế theo thành phần:

  • Có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá.

  • Thành phần kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng: ngày càng được cải thiện và xây dựng hiện đại.

- Hội nhập kinh tế quốc tế:

+ Kinh tế đối ngoại: phát triển nhanh đã đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng, cán cân thương mại chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu.

+ Thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hoá.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài đều chuyển biến tích cực.

→ Ý nghĩa: tình hình kinh tế không ngừng phát triển, tạo ra nhiều điều kiện cho đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới.

c) Văn hoá - xã hội

* Văn hoá

- Xây dựng và phát triển văn hoá đất nước:

+ Chú trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy nhiều giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hoá của dân tộc.

+ Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển phong phú, đa dạng.

+ Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hoá được đẩy mạnh.

- Giáo dục, đào tạo: hoàn thành xoá mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010.

→ Ý nghĩa: văn hóa có điều kiện giao lưu, tiếp xúc nhiều nền văn hóa thế giới, nhưng vẫn xây dựng được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

* Xã hội

- Vấn đề lao động, việc làm: giảm tỉ lệ thất nghiệp. Số lao động được tạo việc làm trong nước tăng lên, trung bình khoảng hơn 1 triệu người mỗi năm.

- Công tác xoá đói giảm nghèo:

+ Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển.

+ Tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm nhanh. Giai đoạn 2016 - 2020 Việt Nam là 1 trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều.

→ Ý nghĩa: góp phần ổn định an sinh, xã hội. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

e) Hội nhập quốc tế

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra theo từng bước, từ hội nhập kinh tế quốc tế đến hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

* Hội nhập về chính trị: từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận. → Việt Nam hội nhập và đạt được nhiều thành tựu:

- Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia.

- Thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia.

- Có quan hệ với Quốc hội và Nghị viện của hơn 140 nước.

* Hội nhập về kinh tế:

- Diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. → Đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.

* Hội nhập về an ninh - quốc phòng:

- Quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng: Việt Nam triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới,…

- Trên bình diện đa phương: chủ động tham gia và đề xuất sáng kiến tại các diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương trong khu vực và thế giới.

- Ngoài ra, Việt Nam còn đạt nhiều kết quả quan trọng về gìn giữ hoà bình và hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh.

* Hội nhập về văn hoá và các lĩnh vực khác:

- Về văn hoá: hợp tác, giao lưu văn hoá, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.

- Về giáo dục, khoa học - công nghệ: tích cực tham gia các tổ chức, hợp tác với nhiều quốc gia và khu vực:

+ Việt Nam là thành viên của gần 100 tổ chức quốc tế về khoa học - công nghệ.

+ Hơn 80 điều ước, thoả thuận quốc tế về hợp tác khoa học - công nghệ cấp Chính phủ, cấp bộ đã được kí kết và thực hiện.

* Trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực bảo vệ môi trường,… Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu.

→ Ý nghĩa: nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kì mới.

2. Một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới

Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay không chỉ đưa lại nhiều thành tựu quan trọng mà còn để lại những bài học kinh nghiệm quý báu

1. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một trong những nguyên tắc hàng đầu trong quá trình đổi mới là bảo đảm độc lập dân tộc và kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

- Luôn tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát và coi trọng tổng kết thực tiễn.

- Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.

- Bảo đảm lợi ích của nhân dân là phương thức hiệu quả nhất để khơi dậy tiềm năng trong nhân dân.

- Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân gắn liền thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

4. Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

- Phát huy nội lực, coi nội lực là nhân tố quyết định, đồng thời kết hợp với khai thác ngoại lực.

- Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube