Lý Thuyết Lịch Sử 12 Cánh Diều_Bài 3 Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh

Lý Thuyết Lịch Sử 12 Cánh Diều

Bài 3 Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh

1. Các xu thế phát triển chính của thế giới sau chiến tranh lạnh

- Xu thế đa cực: đầu thế kỉ XXI với sự xác lập trật tự thế giới mới, nhiều cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.

- Xu thế phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm: kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của từng quốc gia, đồng thời đóng vai trò trọng tâm trong quan hệ quốc tế.

- Xu thế toàn cầu hoá:


+ Khái niệm: toàn cầu hoá là quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu.

+ Biểu hiện: sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế; sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia; sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế,…

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hoà bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi.

2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế

- Khái niệm đa cực: đa cực chỉ trạng thái địa – chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu.

- Xu thế đa cực: đầu thế kỉ XXI, trật tự thế giới từng bước chuyển sang xu thế đa cực, biểu hiện của xu thế này là:

+ Mỹ bị suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.

+ Các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên, khẳng định sức mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị đối với thế giới.

+ Vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube