Lý Thuyết Sinh 11 CTST_Bài 8 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

I. Khái quát về quá trình dinh dưỡng

- Động vật là các sinh vật dị dưỡng, chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài dưới dạng thức ăn.

- Quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn:

+ Lấy thức ăn

+ Tiêu hoá thức ăn

+ Hấp thu

+ Đồng hoá

+ Thải chất cặn bã

II. Các hình thức tiêu hoá ở động vật

1. Tiêu hoá ở động vật chưa có hệ tiêu hoá

- Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào).

- Một số ngành như: trùng biến hình, trùng roi, động vật thuộc ngành Thân lỗ,... 

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

2. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá

- Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá là tiêu hoá ngoại bào kết hợp với tiêu hoá nội bào.

- Một số ngành như: Ruột khoang, Giun dẹp,... 

 

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

3. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá

- Nhiều loài động vật không xương sống và động vật có xương sống có ống tiêu hoá. 

- Thức ăn chủ yếu được tiêu hoá ngoại bào thông qua:

+ Tiêu hoá cơ học

+ Tiêu hoá hoá học

+ Tiêu hoá vi sinh vật

- Tuỳ thuộc vào các loại thức ăn khác nhau mà cấu tạo của hệ tiêu hoá và quá trình tiêu hoá ở các loài thuộc các nhóm động vật là khác nhau:

+ Ở động vật ăn thực vật nhai lại, thức ăn từ miệng đi đến thực quản và dạ dày. 

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

+ Ở động vật ăn thực vật không nhai lại có dạ dày đơn như ngựa, thỏ, quá trình tiêu hoá vi sinh vật không xảy ra ở dạ dày mà xảy ra ở manh tràng. 

+ Ở chim ăn hạt và gia cầm, thức ăn từ miệng được chuyển xuống diều, dạ dày tuyến và dạ dày cơ. 

+ Ở nhóm động vật ăn thịt (hổ, sư tử, mèo,...) và động vật ăn tạp, quá trình tiêu hoá gần giống nhau gồm tiêu hoá cơ học, tiêu hoá hoá học và tiêu hoá vi sinh vật.

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

III. Chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hoá

1. Vai trò của thực phẩm sạch

- Thực phẩm sạch hiểu theo nghĩa đơn giản là thực phẩm không chứa chất độc hại, tạp chất, vi sinh vật gây bệnh.

- Một số vai trò của thực phẩm được nêu trong Bảng 8.2:

+ Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng.

+ Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

+ Giảm thiểu bệnh tật.

2. Xây dựng chế độ ăn hợp lí

Chế độ ăn hợp lí là một chế độ ăn cân bằng nhằm cung cấp những dưỡng chất cần thiết để có được sức khoẻ tốt

Mục đích: 

- Đảm bảo sức khoẻ cho con người và phòng chống các loại bệnh tật. 

- Đảm bảo dinh dưỡng hợp lí, cần thực hiện chế độ ăn như sau:

+ Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và phù hợp với từng đối tượng.

+ Chế độ ăn phải đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

+ Các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỉ lệ cân đối, thích hợp.

+ Phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình và thực tế địa phương.

+ Thức ăn phải đảm bảo sạch, không gây bệnh.

3. Các bệnh về tiêu hoá và cách phòng tránh

- Một số bệnh về tiêu hoá như: loét dạ dày và loét tá tràng, tiêu chảy, ung thư đại tràng và trực tràng, viêm gan,...

- Một số biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và phòng tránh các bệnh về tiêu hoá:

+ Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn.

+ Ăn uống hợp vệ sinh.

+ Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí.

+ Ăn chậm, nhai kĩ

+ Ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị

+ Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn

+ Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hoá đạt hiệu quả.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube