Trắc Nghiệm Sinh 11 CTST_Bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Câu 1. Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ:

A.Năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt             

B. Năng lượng nhiệt và năng lượng hóa học

C.Năng lượng ánh sáng và năng lượng hóa học        

D.Năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng

Câu 2. Sinh vật tự dưỡng gồm:

A.Quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng                              

B.Nhiệt tự dưỡng và ánh sáng tự dưỡng

C.Tiêu thụ và phân giải    

D.Ánh sáng tự dưỡng và quang tự dưỡng

Câu 3. Sinh vật có khả năng tự dưỡng là:

A.                                          

B.                                         

C.Vi khuẩn lam                                                 

D.Hổ

Câu 4. Sinh vật không có khả năng tự dưỡng:

A.Thực vật                             

B.Tảo                                       

C.Vi khuẩn lam                                                 

D.

Câu 5. Ở thực vật, năng lượng từ ánh sáng được tích luỹ trong các chất hữu cơ tổng hợp từ …(1)…, sau đó các chất hữu cơ được phân giải trong quá trình …(2)… để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – quang hợp; 2 – trao đổi.                                         

B. 1 – trao đổi; 2 – quang hợp.

C. 1 – quang hợp; 2 – hô hấp.                                            

D. 1 – hô hấp; 2 – quang hợp.

Câu 6. Thực vật thải …(1)… trong quang hợp, thải …(2)… trong hô hấp tế bào và bài tiết ure dư thừa qua các mô tiết ở lá.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – O2; 2 – CO2.                B. 1 – CO2; 2 – O2.

C. 1 – H2O; 2 – CO2.             D. 1 – CO2; 2 – H2O.

Câu 7. Ở thực vật, lá hấp thụ khí …(1)… từ không khí, rễ hấp thụ nước từ đất sau đó vận chuyển lên lá nhờ hệ thống …(2)… để quang hợp.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – O2; 2 – mạch gỗ.      B. 1 – CO2; 2 – mạch gỗ.

C. 1 – O2; 2 – mạch rây.     D. 1 – CO2; 2 – mạch rây.

Câu 8. Ở thực vật, lá hấp thụ khí …(1)… từ không khí, rễ hấp thụ nước từ đất sau đó vận chuyển lên lá nhờ hệ thống …(2)… để quang hợp.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – O2; 2 – mạch gỗ.      B. 1 – CO2; 2 – mạch gỗ.

C. 1 – O2; 2 – mạch rây.     D. 1 – CO2; 2 – mạch rây.

Câu 9. Khi gặp điều kiện khô hạn, cơ thể thực vật tổng hợp abscisic acid gây …(1)… trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng làm cây rụng lá là dấu hiệu của sự …(2)…

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – ức chế; 2 – bài tiết.                 B. 1 – ức chế; 2 – điều hòa.

C. 1 – kích thích; 2 – bài tiết.            D. 1 – kích thích; 2 – điều hòa.

Câu 10.             …(1)… là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản sẽ đi kèm với sự …(2)… năng lượng.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – đồng hóa; 2 – tích lũy.                 B. 1 – đồng hóa; 2 – phân giải.

C. 1 – đị hóa; 2 – tích lũy.                     D. 1 – dị hóa; 2 – phân giải.

Câu 11. Các sinh vật quang tự dưỡng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành:

A.Năng lượng nhiệt                                                           B.Năng lượng cơ học

C.Năng lượng trong các hợp chất vô cơ                       D.Năng lượng trong các hợp chất hữu cơ

Câu 12. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành:

A. Quang năng                      B. Hoá năng                          C. Nhiệt năng      D. Cơ năng

Câu 13. Hợp chất hữu cơ được sinh vật tự dưỡng sử dụng:

A.Cho các hoạt động sống và là nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật khác

B.Cho các hoạt động sản xuất chất dinh dưỡng

C.Cho hoạt sống sinh sản và hoạt động sống của sinh vật khác

D.Cho việc tổng hợp các chất vô cơ cho sinh vật khác

Câu 14. Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò:

A.Là sinh vật sản xuất, chế biến nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác

B.Là sinh vật sản xuất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác

C.Là sinh vật tiêu thụ, chế biến nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác

D.Là sinh vật tiêu thụ, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác

Câu 15. Dị dưỡng là sinh vật:

A.Có khả năng tổng hợp chất vô cơ thành chất hữu cơ

B.Có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sẵn

C.Có khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng thông qua quang hợp

D.Không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ có sẵn

Câu 16.  Sinh vật dị dưỡng thường được phân thành:

A.Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải                     

B.Sinh vật hóa tổng hợp và sinh vật quang tổng hợp

C.Thực vật và động vật     

D.Sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn động vật

Câu 17.  Vi khuẩn lam là sinh vật:

A.Quang tự dưỡng              

B.Hóa tự dưỡng                  

C.Dị dưỡng loại tiêu thụ                                

D.Dị dưỡng loại phân giải

Câu 18.  Nấm là sinh vật:

A.Quang tự dưỡng              

B.Hóa tự dưỡng                  

C.Dị dưỡng loại tiêu thụ                               

D.Dị dưỡng loại phân giải

Câu 19. Từ quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong sinh giới:

A.Một phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, một phần sử dung cho các hoạt động sống, còn lại được thải vào môi trường ở dạng nhiệt

B.Hai phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, một phần sử dung cho các hoạt động sống, còn lại được chuyển thành cơ năng

C.Một phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, hai phần sử dung cho các hoạt động sống, còn lại được thải vào môi trường ở dạng nhiệt

D.Một phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, một phần sử dung cho các hoạt động sống, còn lại được chuyển thành cơ năng

Câu 20.  Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm:

A.Tiêu thụ, phân giải, huy động năng lượng              

B.Hấp thu, phân giải và huy động năng lượng

C.Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng       

D.Tái hấp thu, phân giải và huy động năng lượng

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube