Trắc Nghiệm Sinh 11 CTST_Bài 12 Miễn dịch ở động vật và người

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân bên ngoài gây bệnh ở người và động vật?

A. Tác nhân sinh học: vi khuẩn, virus, vi nấm, giun sán,…

B. Tác nhân vật lí: cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng mạnh, âm thanh lớn,…

C. Tác nhân hóa học: acid, kiềm, chất cyanide trong nấm, măng, tetrodoxin trong cá nóc,…

D. Đột biến gene, đột biến NST.

Câu 2: Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm những loại nào?

1. Da và niêm mạc.                       

2. Hệ thống nhung mao trong đường hô hấp.

3. Dịch axit của dạ dày                      

4. Kháng thể.                                                 

5. Nước mắt, nước tiểu.

A. 1,2,3,4,5.    B. 1,4,5.          C. 1,2,3,4.       D. 1,2,3,5.

Câu 3: Miễn dịch không đòi hỏi cơ thể phải tiếp xúc trước với kháng nguyên gọi là gì?

A. Miễn dịch thể dịch.                       

B. Miễn dịch tế bào.

C. Miễn dịch đặc hiệu.                       

D. Miễn dịch không đặc hiệu.

Câu 4: Miễn dịch đặc hiệu bao gồm những loại nào?

A. Miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch.      

B. Miễn dịch cơ thể, miễn dịch thể dịch.

C. Miễn dịch tế bào, miễn dịch cơ thể.          

D. Miễn dịch tế bào, miễn dịch cơ quan, miễn dịch cơ thể.

Câu 5: Các đáp ứng nào sau đây không phải là đáp ứng của miễn dịch không đặc hiệu?

A. Viêm.                     B. Sốt.

C. Thực bào.               D. Nhiễm trùng.

Câu 6: Miễn dịch tế bào là?

A. Tế bào T độc sẽ tiết ra protein độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virus không nhân lên được.

B. Tế bào tạo ra kháng thể để ngăn cản virus xâm nhập, khiến virus không nhân lên được.

C. Tế bào tạo ra kháng thể để tiêu diệt virus xâm nhập, khiến virus không nhân lên được.

D. Sự ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào thông qua lá chắn bảo vệ cơ thể.

Câu 7: Những chất lạ, xâm nhập vào cơ thể làm cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch thì được gọi là gì?

A. Kháng thể.              B. Kháng nguyên.      

C. Miễn dịch.              D. Bệnh truyền nhiễm.

Câu 8: Nguyên tắc hoạt động của kháng nguyên và kháng thể là gì?

A. Tất cả kháng thể đều chống lại được kháng nguyên lạ.

B. Khi có kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên đó.

C. Kháng nguyên sẽ phản ứng với mọi loại kháng thể trong cơ thể.

D. Kháng thể có tính vạn năng, nghĩa là nó tiêu diệt mọi chất lạ xâm nhập vào cơ thể.

Câu 9: Hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định được gọi là gì?

A. Dị ứng.       B. Mẫn cảm.   C. Sốc.            D. Viêm.

Câu 10: Đáp ứng miễn dịch nguyên phát xảy ra khi hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu với yếu tố gì?

A. Kháng nguyên.       B. Tế bào T.

C. Tế bào B.                D. Dịch thể miễn dịch.

Câu 11: Đáp ứng miễn dịch thứ phát xảy ra khi hệ miễn dịch tiếp xúc với loại kháng nguyên nào?

A. Loại kháng nguyên mới.    B. Loại kháng nguyên cũ đã từng tiếp xúc trước đó.

C. Kháng thể miễn dịch.         D. Tế bào nhớ.

Câu 12: Đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát nhờ vào yếu tố nào?

A. Số lượng tế bào T và tế bào B.

B. Số lượng kháng thể.

C. Thời gian tiếp xúc với kháng nguyên.

D. Tác động của vaccine.

Câu 13: Tác nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là gì?

A. Vi khuẩn.   B. Virus HIV.  C. Vi nấm.      D. Giun sán.

Câu 14: Hậu quả của bệnh ung thư đối với hệ miễn dịch là gì?

A. Tăng cường khả năng chống nhiễm trùng.

B. Suy yếu hệ miễn dịch.

C. Tạo ra kháng thể đặc hiệu.

D. Gây sưng tấy và viêm nhiễm.

Câu 15: Bệnh tự miễn xảy ra khi nào?

A. Khi cơ thể tiếp xúc với virus.

B. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn.

C. Khi có di căn của khối u ác tính.

D. Khi cơ thể thiếu các vitamin cần thiết.

Câu 16: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh?

I. Nếu mầm bệnh vào cơ thể qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, … thì hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch đã sẵn sàng tiếp đón và tiêu diệt.

II. Mầm bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa sẽ không có hàng rào bảo vệ nào để chống lại mầm bệnh.

III. Mầm bệnh xâm nhập qua đường da sẽ có hàng rào bảo vệ là dịch nhày, lớp lông mao trên da.

IV. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau.

A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Câu 17: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hàng rào bảo vệ miễn dịch không đặc hiệu?

I. Lớp dịch nhày khí quản chống lại mầm bệnh xâm nhập qua đường hô hấp.

II. Lớp dịch sừng của da thuộc hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập .

III. Hệ sinh dục không có hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch không đặc hiệu.

IV. Lớp tế bào biểu mô lót tạo hàng rào vật lí và hoá học ngăn chặn mầm bệnh.

A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Câu 18: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân bên ngoài gây bệnh ở người?

I. Tác nhân sinh học: vi khuẩn, virus, vi nấm, giun sán,…

II. Tác nhân vật lí: cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng mạnh, âm thanh lớn,…

III. Yếu tố di truyền: đột biến gene, đột biến NST gây bạch tạng, mù màu,…

IV. Tác nhân hóa học: acid, kiềm, chất cyanide trong nấm, măng, tetrodoxin trong cá nóc,…

A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube