Trắc Nghiệm Sinh 11 CTST_Bài 13 Bài tiết và cân bằng nội môi

Câu 1: Bài tiết là quá trình nào trong cơ thể?

A. Quá trình chuyển hoá.

B. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. Quá trình loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

D. Quá trình tạo năng lượng.

Câu 2: Bài tiết có vai trò gì trong cơ thể?

A. Tạo ra chất dinh dưỡng cho cơ thể

B. Loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể

C. Tăng cường quá trình chuyển hoá

D. Làm tăng cân bằng nội môi trong cơ thể

Câu 3: Điều gì xảy ra nếu các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá, chất độc hại và chất dư thừa không được loại bỏ ra khỏi cơ thể?

A. Gây tăng cân bằng nội môi trong cơ thể.

B. Gây mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

C. Gây tổn thương tế bào và cơ quan.

D. Tạo ra các chất dinh dưỡng quan trọng.

Câu 4: Chức năng chính của quả thận trong hệ tiết niệu là gì?

A. Tiết ra hormone.

B. Lọc máu và tạo nước tiểu.

C. Tiết ra nước tiểu.

D. Tạo ra chất dinh dưỡng.

Câu 5: Nephron, đơn vị cấu tạo chính của thận, bao gồm những phần nào?

A. Cầu thận và niệu quản.

B. Cầu thận và ống thận.

C. Tháp Henle và niệu quản.

D. Tháp Henle và ống thận.

Câu 6: Quá trình tạo nước tiểu của thận diễn ra qua mấy giai đoạn?

A. 1.                B. 2.                C. 3.                D. 4.

Câu 7: Cân bằng nội môi đảm bảo gì cho cơ thể?

A. Sự tương tác với môi trường bên ngoài.

B. Sự tương thích giữa các cơ quan trong cơ thể.

C. Sự thay đổi nhanh chóng của nội môi.

D. Sự duy trì ổn định các điều kiện lí, hoá trong cơ thể.

Câu 8: Hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm những thành phần nào?

A. Bộ phận tiếp nhận, bộ phận thực hiện, bộ phận duy trì.

B. Bộ phận tiếp nhận, bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện.

C. Bộ phận tiếp nhận, bộ phận điều khiển, bộ phận duy trì.

D. Bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện, bộ phận duy trì.

Câu 9: Cơ quan nào trong số sau tham gia vào điều hòa cân bằng nội môi bằng cách điều hoà muối và nước?

A. Thận.          B. Gan.            C. Phổi.           D. Tim.

Câu 10: Cơ quan nào trong số sau tham gia vào điều hòa cân bằng nội môi bằng cách điều chỉnh pH máu?

A. Thận.          B. Gan.            C. Phổi.           D. Mạch máu.

Câu 11: Biện pháp nào được khuyến nghị để bảo vệ thận?

A. Uống đủ nước hàng ngày.

B. Sử dụng nhiều loại thuốc.

C. Ăn thực phẩm giàu muối và dầu mỡ.

D. Uống nhiều rượu, bia.

Câu 12: Mức nước uống trung bình hàng ngày khuyến nghị để bảo vệ thận là bao nhiêu?

A. Dưới 500ml/ngày.              B. 1 - 1,5l/ngày.

C. 1.5 - 2l/ngày.                      D. Trên 5l/ngày.

Câu 13: Việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hoá máu có tầm quan trọng gì đối với cân bằng nội môi?

A. Phát hiện sớm tình trạng mất cân bằng nội môi.

B. Đánh giá chức năng của các cơ quan như thận, gan, tim mạch.

C. Điều chỉnh và chữa trị bệnh khi còn nhẹ.

D. Phát hiện sớm, đánh giá đúng chức năng từ đó chữa trị khi có dấu hiệu bệnh còn nhẹ.

Câu 14: Biện pháp nào được khuyến nghị để phòng tránh sỏi thận?

A. Uống nhiều nước và hạn chế đạm động vật.

B. Ăn thức ăn nhiều muối và protein động vật.

C. Bổ sung vitamin C và calcium đúng cách.

D. Tránh ăn trái cây và rau quả.

Câu 15: Ở người, khi ăn mặn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường. Có bao nhiêu giải thích  sau đây đúng?

I. Làm tăng áp suất thẩm thấu trong máu.

II. Khi chúng ta ăn mặn, nồng độ ion Natri sẽ tăng lên.

III. Điều này có thể lý giải là theo thuyết thẩm thấu trong tế bào.

IV. Cảm giác khát nước lượng nước trong tế bào quá nhiều (môi trường tế bào là môi trường nhược trương).

A. 1.                B. 2.                C. 3.                D. 4.

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube