Trắc Nghiệm Sinh 11 CTST_Bài 17 Cảm ứng ở động vật

Câu 1Có bao nhiêu phát biểu sau đúng về đặc điểm cảm ứng ở động vật?

I. Nhanh, dễ nhận thấy hơn so với thực vật.   

II. Chậm, khó nhận thấy hơn so với thực vật.

III. Diễn ra nhanh hơn so với thực vật.

IV. Chậm, dễ nhận thấy hơn so với thực vật.

A. 1.        B. 2.        C. 3.            D. 4.

Câu 2: Tính cảm ứng ở động vật đơn bào xảy ra nhờ đặc điểm bào sau đây?

A. Trạng thái co rút của nguyên sinh chất.

B. Hoạt động của hệ thẩn kinh.

C. Hoạt động của thể dịch.

D. Hệ thống nước mô bao quanh tế bào.

Câu 5: Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là gì?

A. Di chuyển cơ thể hướng tới hoặc tránh xa kích thích

B. Co rúm toàn thân

C. Phản ứng định khu

D. Phản ứng bằng cơ chế phản xạ

Câu 6: Ở động vật, phản xạ là gì?

A. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể

B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên trong của cơ thể.

C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên ngoài cơ thể

D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể

Câu 7: Hình thức cảm ứng của hệ động vật có hệ thần kinh được gọi chung là gì?

A. Tập tính.                             B. Vận động cảm ứng.

C. Đáp ứng kích thích .           D. Phản xạ.

Câu 8: Dựa trên hình dưới và cho biết cung phản xạ tự vệ ở người gồm các thành phần nào?

A. Cơ quan thụ cảm , tủy sống, cơ quan phản ứng

B. Kích thích, cơ quan thụ cảm, đường dẫn truyền, tủy sống

C. Cơ quan thụ cảm, đường dẫn truyền, tủy sống, cơ quan phản ứng

D. Kích thích, cơ quan thụ cảm, đường dẫn truyền, tủy sống, cơ quan phản ứng

Câu 9: Một cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

A. Cơ, tuyến → thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh

B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến → hệ thần kinh

C. Hệ thần kinh → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến

D. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ tuyến.

Câu 10: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện?

 A. Nghe thấy tiếng gọi tên mình liền quay đầu lại

B. Đi trên đường thấy 1 xác con vật chết liền tránh xa

C. Đi ngoài trời nắng, da đổ mồ hôi

D. Nghe thấy bài hát yêu thích thì hát theo.

Câu 11: Có bao nhiêu phát biểu sau đúng cảm ứng ở động vật?

I. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

II. Các phản xạ không điều kiện chỉ giúp bảo vệ cơ thể.

III. Chỉ có phản xạ có điều kiện mới giúp cơ thể thích nghi với môi trường.

IV. Mọi sinh vật, muốn tồn tại phải có phản xạ có điều kiện.

A. 1.        B. 2.            C. 3.            D. 4.

Câu 12 Cảm ứng ở động vật là ?

A. Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

B. Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

C. Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

D. Phản ứng lại các kích thích vô định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

Câu 13: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc loại phản xạ không điều kiện?

I. Nghe tiếng gọi “chích chích”, gà chạy tới.

II. Nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.

III. Nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.

IV. Hít phải bụi ta “hắt xì hơi”.

A. 1.            B. 2.            C. 3.            D. 4.

Câu 14: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây không đúng với phản xạ không điều kiện?

I. Thường do tủy sống điều khiển

II. Di truyền được, đặc trưng cho loài

III. Mang tính bẩm sinh và bền vững

IV. Có số lượng không hạn chế

A. 1.            B. 2.            C. 3.            D. 4.

Câu 15: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là của phản xạ không điều kiện?

I. Trung ương thần kinh nằm ở não và tủy sống.

II. Di truyền được, đặc trưng cho loài.

III. Bền vững và không cần rèn luyện, củng cố.

IV. Học tập rút kinh nghiệm trong quá trình sống.

A. 1.            B. 2.            C. 3.            D. 4.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube