Trắc Nghiệm Sinh 11 CTST_Bài 9 Hô hấp ở động vật

Câu 1. Nồng độ O2 khi thở ra …(1)… hơn so với hít vào phổi là do một lượng O2 đã …(2)… vào máu trước khi ra khỏi phổi.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – thấp; 2 – khuếch tán.                                             

 B. 1 – thấp; 2 – thẩm thấu.

C. 1 – cao; 2 – khuếch tán.                                               

 D. 1 – cao; 2 – thẩm thấu.

Câu 2. Hô hấp ở động vật gồm:

A.Trao đổi khí và hô hấp tế bào.                                      B.Trao đổi khí và thải khí độc.

C.Hô hấp ngoài và thải khí độc.                                        D.Trao đổi khí và hô hấp nội bào.

Câu 3. Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

A.Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B.Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

C.Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

D.Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí.

Câu 4. Trao đổi khí là quá trình cơ thể động vật lấy …. từ môi trường vào cơ thể và thải ….. từ cơ thể ra môi trường.

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

A. CO2 và O2                           B. O2 và SO2                           C. O2 và CO2      D. CO2 và O2

Câu 6. Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều liên tục qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch …(1)… và …(2)… với dòng nước.

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – xuyên ngang; 2 – cùng chiều.                               B. 1 – xuyên ngang; 2 – ngược chiều.

C. 1 – song song; 2 – cùng chiều.                                     D. 1 – song song; 2 – ngược chiều.

Câu 7. Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức …(1)… (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp …(2)…

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – thấp; 2 – qua bề mặt cơ thể.                                  B. 1 – thấp; 2 – bằng hệ thống ống khí.

C. 1 – cao; 2 – qua bề mặt cơ thể.                                    D. 1 – cao; 2 – bằng hệ thống ống khí.

Câu 8. …(1)… và một số chân khớp trên cạn có hình thức hô hấp bằng …(2)…

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 – Bò sát – phổi.           B. 1 – Bò sát; 2 – hệ thống ống khí.

C. 1 – Côn trùng; 2 – phổi.                                                  D. 1 – Côn trùng; 2 – hệ thống ống khí.

Câu 9. Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình trao đổi khí với môi trường ở động vật?

A.Được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí.

B.O2 được vận chuyển chủ động từ môi trường ngoài vào.

C.Năng lượng hóa học có trong chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP.

D.CO2 được thẩm thấu từ tế bào ra môi trường.

Câu 10. Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ sự

A. nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.                   B. vận động của các cơ hô hấp.

C. vận động của các chi.   D. vận động của toàn bộ hệ cơ.

Câu 11.  Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự

A. vận động của toàn bộ hệ cơ.                                        B. vận động của các chi.

C. vận động của các cơ hô hấp.                                         D. nâng lên, hạ xuống của thềm miệng

Câu 12.  Phát biểu nào sao đây không đúng về quá trình hô hấp tế bào?

A.Năng lượng hóa học có trong chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP.

B.Quá trình này cần O2 và sản sinh ra CO2.

C.O2 được khuếch tán từ môi trường ngoài vào.

D.CO2 sinh ra được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí.

Câu 13.   Ý nào sau đây về nồng độ O2 và CO2 là không đúng?

A.Nồng độ O2 tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể.

B.Trong tế bào, nồng độ CO2 cao so với ở ngoài cơ thể.

C.Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể.

D.Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao hơn so với ở ngoài cơ thể.

Câu 14.  Số ý đúng khi nói về đặc điểm của bề mặt trao đổi khí?

1. Diện tích bề mặt lớn.                                                       2. Mỏng và luôn ẩm ướt.

3. Có nhiều mao mạch.                                                        4. Có sự lưu thông khí.

A. 1                                           B. 2                                           C. 3      D. 4

Câu 15.  Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí, hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào?

1. Diện tích bề mặt lớn                                                        2. Mỏng và luôn ẩm ướt

3. Có rất nhiều mao mạch                                                        4. Có sắc tố hô hấp

5. Dày và luôn ẩm ướt

A. (1), (2), (3), (4)               B. (1), (2), (3)                       C. (1), (4), (5)      D. (1), (3), (5)

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube