Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Môn Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12_Đề 1

Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Môn Công Nghệ
Lâm Nghiệp Thủy Sản 12


ĐỀ SỐ 1

Phần I (6 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người?

     A. Cung cấp phân bón cho trồng trọt.

     B. Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.

     C. Cung cấp trứng, thịt, sữa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

     D. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

Câu 2. Một trong các đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp là

     A. đối tượng là các cơ thể thực vật, có chu kì sinh trưởng ngắn.

     B. đối tượng là các cơ thể động vật, có chu kì sinh trưởng dài.

     C. đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài.

     D. đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng ngắn.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng?

     A. Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.

     B. Giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng.

     C. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

     D. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm sinh sản của cá?

     A. Phần lớn cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài ở môi trường nước.

     B. Các loài cá khác nhau thì có tuổi thành thục giống nhau.

     C. Trong tự nhiên, cá sinh sản theo mùa, có mùa chính và mùa phụ.

     D. So với động vật có xương sống khác thì cá có sức sinh sản cao.

Câu 5. Một trong những vai trò của trồng rừng là

     A. nâng cao tỉ lệ sống của cây rừng.

     B. hạn chế tác hại của sâu, bệnh đối với cây rừng.

     C. phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

     D. tạo không gian tối ưu cho cây rừng sinh trưởng, phát triển.

Câu 6. Trồng rừng đúng thời vụ có vai trò nào sau đây?

     A. Giúp cây rừng chống lại các loại sâu bệnh hại.

     B. Giúp cây rừng ức chế sự phát triển của cỏ dại.

     C. Nâng cao khả năng ra hoa, đậu quả của cây rừng.

     D. Nâng cao tỉ lệ sống của cây rừng.

Câu 7. Trong khai thác tài nguyên rừng, “khai thác trắng” là

     A. chọn chặt các cây đã thành thục, giữ lại những cây còn non, cây có phẩm chất tốt và sức sống mạnh.

     B. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.

     C. chọn chặt các cây già, cây bị sâu bệnh, giữ lại những cây còn non.

     D. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định, thực hiện trong nhiều mùa khai thác.

Câu 8. Một trong những xu hướng phát triển thuỷ sản của Việt Nam và thế giới là

     A. tăng tỉ lệ khai thác, giảm tỉ lệ nuôi để phát triển bền vững.

     B. hạn chế áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng và khai thác.

     C. tăng khai thác gần bờ để giảm chi phí.

     D. tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác để phát triển bền vững.

Câu 9. Một trong những ưu điểm của phương thức nuôi thuỷ sản quảng canh là

     A. năng suất cao do chủ động lựa chọn nguồn giống và thức ăn.

     B. chi phí vận hành sản xuất thấp do không phải đầu tư con giống và thức ăn.

     C. quản lí vận hành dễ dàng do được đầu tư nhiều trang thiết bị hỗ trợ.

     D. hiệu quả kinh tế cao nhờ áp dụng các công nghệ tiến tiến trong quá trình nuôi.

Câu 10. Trong kĩ thuật ương cá giống nước ngọt, cần chú ý các biện pháp kĩ thuật như sau:

(1) Thiết bị nuôi ương phù hợp.

(2) Giống thả đạt chất lượng tốt.

(3) Mật độ thả giống phù hợp.

(4) Thức ăn, môi trường phù hợp với sinh trưởng của cá.

Số đáp án đúng là:

     A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 11. Căn cứ vào nguồn gốc, các loài thuỷ sản được phân chia thành các nhóm nào sau đây?

     A. Loài bản địa và loài nhập nội.

     B. Loài ăn thực vật, loài ăn động vật và loài ăn tạp.

     C. Loài nước ngọt và loài nước mặn.

     D. Loài ôn đới và loài nhiệt đới.

Câu 12. Phát biểu nào đúng khi nói về ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống thuỷ sản?

     A. Ứng dụng chỉ thị phân tử để rút ngắn thời gian chọn giống, giảm chi phí và công lao động.

     B. Ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán, phát hiện các vi sinh vật gây bệnh trên thuỷ sản.

     C. Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các chế phẩm sinh học nhằm mục đích cải thiện môi trường nuôi thuỷ sản.

     D. Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất chế phẩm sinh học probiotics trong nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 13. Giống thuỷ sản có vai trò nào sau đây?

     A. Cải thiện chất lượng nước nuôi thuỷ sản.

     B. Quyết định năng suất nuôi thuỷ sản.

     C. Bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản.

     D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Câu 14. Đối tượng thuỷ sản nào sau đây có thể nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào?

     A. Tôm sú và cá tra. B. Cá lăng.

     C. Cá rô phi. D. Rong sụn.

Câu 15. Nuôi thuỷ sản thâm canh có nhược điểm nào sau đây?

     A. Vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nếu người nuôi không nắm vững kiến thức và kĩ thuật.

     B. Năng suất và sản lượng thấp.

     C. Khó áp dụng công nghệ hiện đại nên hiệu quả kinh tế thấp.

     D. Môi trường nuôi khó quản lí nên mật độ nuôi thấp.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng về lợi ích của nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP?

     A. Sản phẩm có chất lượng cao, ổn định.

     B. Chi phí đầu tư thấp, năng suất cao.

     C. Hiệu quả kinh tế cao nhờ sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại.

     D. Sản phẩm dễ dàng xuất khẩu mà không cần kiểm tra chất lượng.

Câu 17. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thuỷ sản gồm:

     A. Nước, chất vô cơ, chất hữu cơ.

     B. Nước, khoáng vi lượng, vitamine.

     C. Nước, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng.

     D. Khoảng đa lượng, khoáng vi lượng, vitamine.

Câu 18. Thức ăn viên cho thuỷ sản thuộc nhóm nào sau đây?

     A. Thức ăn bổ sung. B. Thức ăn tươi sống.

     C. Thức ăn hỗn hợp. D. Nguyên liệu.

Câu 19. Thức ăn tươi sống cho thuỷ sản có đặc điểm nào sau đây?

     A. Chứa hàm lượng nước cao nên không bảo quản được lâu.

     B. Chứa hàm lượng nước thấp nên bảo quản được lâu.

     C. Chứa thành phần dinh dưỡng cân đối.

     D. Chứa hàm lượng protein thấp.

Câu 20. Thức ăn hỗn hợp thường được bảo quản trong điều kiện nào sau đây?

     A. Bảo quản trong kho lạnh.

     B. Bảo quản nơi có độ ẩm cao

     C. Bảo quản trong tủ mát.

     D. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Câu 21. Việc bảo quản thức ăn thuỷ sản đúng cách có ý nghĩa nào sau đây?

     A. Kéo dài thời gian bảo quản.

     B. Tăng chất lượng thức ăn.

     C. Giảm giá thành thức ăn.

     D. Giảm lượng thức ăn khi nuôi.

Câu 22. Công nghệ chế biến nào sau đây không dùng để chế biến cá?

     A. Đóng hộp. B. Sấy khô.

     C. Làm nước mắm. D. Làm nem chua.

Câu 23. Phòng, trị bệnh cho thuỷ sản có vai trò nào sau đây?

     A. Giúp nâng cao năng suất thuỷ sản.

     B. Giúp nâng cao chất lượng thuỷ sản.

     C. Giúp nâng cao sức đề kháng cho con người.

     D. Giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 24. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa nào sau đây?

     A. Nâng cao hiệu quả khai thác thuỷ sản.

     B. Duy trì chất lượng sản phẩm thuỷ sản.

     C. Nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản.

     D. Bảo vệ các loài thuỷ sản quý hiếm.

Phần II (4 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Ở một số địa phương của nước ta, người dân thường chăn thả trâu, bò trong các khu vực rừng mới trồng. Sau đây là một số nhận định:

a) Chăn thả trâu, bò ở khu vực rừng mới trồng là một trong những nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng.

b) Ở các khu vực rừng mới trồng, do cây rừng còn nhỏ nên có nhiều diện tích đất trống, nhiều cỏ dại mọc lên. Vì vậy, việc chăn thả trâu, bỏ sẽ giúp giảm công làm có đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

c) Việc chăn thả trâu, bò ở khu vực rừng mới trồng có tác dụng hạn chế nguồn sâu, bệnh hại cây rừng.

d) Chăn thả trâu, bò với mật độ thích hợp trong các khu vực rừng mới trồng sẽ giúp cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Câu 2. Một nhóm học sinh sau khi tìm hiểu về các phương thức nuôi thuỷ sản phổ biến ở nước đã đưa ra các nhận định như sau:

a) Có 3 phương thức nuôi thuỷ sản phổ biến là phương thức quảng canh, thâm canh và bán thâm canh.

b) Nuôi thuỷ sản theo phương thức quảng canh có chi phí đầu tư thấp nhất trong tất cả các phương thức.

c) Nuôi thuỷ sản theo phương thức thâm canh cho năng suất và hiệu quả kinh tế thấp nhất.

d) Nuôi thuỷ sản theo phương thức quảng canh là xu hướng phát triển thuỷ sản của nhiều nước trên thế giới do chi phí đầu tư thấp và thân thiện với môi trường.

Câu 3. Một nhóm học sinh sau khi tìm hiểu về các chế phẩm sinh học dùng để nuôi tôm sú đã đưa ra một số nhận định như sau:

a) Chế phẩm vi sinh có khả năng phát hiện sớm và ức chế vi sinh vật gây bệnh cho thuỷ sản.

b) Chế phẩm vi sinh giúp làm sạch nước và đáy hồ ao nuôi tôm.

c) Chế phẩm vi sinh phối hợp các chất prebiotic giúp hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho tôm.

d) Chế phẩm vi sinh giúp hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hoá của tôm.

Câu 4. Trong một hoạt động luyện tập, giáo viên yêu cầu nhóm học sinh quan sát hình (hình 1) và đưa ra nhận định về suy thoái tài nguyên rừng.


Sau khi quan sát, nhóm học sinh đưa ra các nhận định như sau:

a) Nguyên nhân dẫn đến làm suy thoái tài nguyên rừng ở hình lc là do chăn thả gia súc.

b) Nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng ở hình la và 1b là do cháy rừng.

c) Hình 1d minh hoạ cho việc phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng.

d) Hình 1b minh hoạ cho hoạt động chăm sóc rừng không đúng cách dẫn đến làm suy thoái tài nguyên rừng.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube