Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Môn Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12_Đề 5

Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Môn Công Nghệ
Lâm Nghiệp Thủy Sản 12

ĐỀ SỐ 5

Phần I (6 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Đảm bảo an ninh lương thực là vai trò của ngành sản xuất nào sau đây?

     A. Chăn nuôi. B. Trồng trọt.

     C. Lâm nghiệp. D. Thuỷ sản.

Câu 2. Trồng trọt trong nhà kính có ưu điểm nào sau đây?

     A. Cây trồng không cần phải chăm sóc.

     B. Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao.

     C. Kiểm soát được sâu, bệnh hại giúp bảo vệ cây trồng.

     D. Rút ngắn được thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Câu 3. Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế ô nhiễm môi trường trong trồng trọt?

     A. Tăng cường sử dụng phân bón hoá học.

     B. Ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

     C. Đốt rơm, rạ để làm phân bón cho cây trồng.

     D. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thay thế dần thuốc bảo vệ thực vật hoá học.

Câu 4. Vì sao trồng trọt lại có vai trò thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi?

     A. Chăn nuôi cung cấp phân bón cho trồng trọt.

     B. Phần lớn thức ăn dùng cho chăn nuôi là sản phẩm của trồng trọt.

     C. Chăn nuôi cung cấp sức kéo cho trồng trọt.

     D. Trồng trọt cung cấp nguyên liệu để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của chăn nuôi?

     A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người.

     B. Cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt.

     C. Cung cấp lương thực cho tiêu dùng và xuất khẩu.

     D. Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa.

Câu 6. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi?

     A. Công nghệ cấy truyền phôi.

     B. Công nghệ thụ tinh nhân tạo.

     C. Công nghệ Biogas.

     D. Công nghệ tắm chải tự động cho bò.

Câu 7. Vật nuôi nào sau đây thuộc nhóm gia cầm?

     A. Trâu, bò. B. Lợn, cừu.

     C. Gà, vịt. D. Dê, thỏ.

Câu 8. Nội dung nào sau đây có tác dụng phòng bệnh cho vật nuôi?

     A. Bổ sung kháng sinh vào thức ăn cho vật nuôi.

     B. Cho vật nuôi ăn thức ăn giàu tinh bột.

     C. Tăng khẩu phần ăn cho vật nuôi.

     D. Định kì khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng về vai trò của lâm nghiệp?

     A. Cung cấp lương thực con người.

     B. Cung cấp nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi.

     C. Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất giấy.

     D. Cung cấp nơi chăn thả để phát triển chăn nuôi.

Câu 10. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp?

     A. Địa bàn tập trung, thuận lợi về giao thông và cơ sở vật chất.

     B. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng ngắn.

     C. Dễ dàng áp dụng các công nghệ và khoa học kĩ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất.

     D. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài.

Câu 11. Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ khu đô thị và khu công nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây:

     A. Bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm.

     B. Cung cấp gỗ cho nhu cầu của con người.

     C. Làm sạch không khí, tạo môi trường sống trong lành cho con người.

     D. Chắn sóng, chắn gió, giữ ổn định nguồn nước.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ứng dụng công nghệ sinh học trong thuỷ sản?

     A. Ứng dụng chỉ thị phân tử để nâng cao sức đề kháng cho động vật thuỷ sản.

     B. Sử dụng chế phẩm vi sinh để chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh trên thuỷ sản.

     C. Sử dụng chế phẩm vi sinh để phòng, trị bệnh cho thuỷ sản thuỷ sản.

     D. Ứng dụng chỉ thị phân tử để xử lí môi trường nuôi thuỷ sản.

Câu 13. Hoạt động nào sau đây làm suy thoái nguồn lợi thuỷ sản?

     A. Khai thác thuỷ sản xa bờ.

     B. Khai thác thuỷ sản trong mùa sinh sản.

     C. Thả các loài thuỷ sản quý, hiếm vào một số nội thuỷ, vũng và vịnh ven biển.

     D. Thiết lập các khu bảo tồn biển.

Câu 14. Hoạt động nào sau đây có tác dụng bảo tồn các loài động vật, thực vật rừng hoang dã quý hiếm?

     A. Khai thác các loài động vật, thực vật rừng hoang dã quý hiếm để phát triển kinh tế.

     B. Khuyến khích nuôi các loài động vật quý hiếm để làm cảnh.

     C. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

     D. Nghiên cứu sử dụng các loài động vật, thực vật quý hiếm để làm thuốc.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng về nuôi thuỷ sản quảng canh?

     A. Hiệu quả kinh tế cao do không phải đầu tư về con giống và thức ăn.

     B. Chi phí đầu tư thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

     C. Hiệu quả kinh tế thấp do cần đầu tư trang thiết bị hiện đại.

     D. Chất lượng sản phẩm thấp do không được hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại.

Câu 16. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nuôi thuỷ sản là

     A. cho thuỷ sản ăn quá nhiều thức ăn.

     B. bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn thuỷ sản.

     C. mật độ nuôi thuỷ sản quá thưa.

     D. sử dụng máy khuấy để tạo oxygen.

Câu 17. Trong nuôi thuỷ sản quảng canh, sinh vật phù du có vai trò nào sau đây?

     A. Tăng cường sức đề kháng cho động vật thuỷ sản.

     B. Quyết định nhiệt độ nước ao nuôi thuỷ sản.

     C. Là nguồn thức ăn chính cho các loài thuỷ sản.

     D. Phân hủy thức ăn thừa, làm ổn định nguồn nước trong ao nuôi thuỷ sản.

Câu 18. Hoạt động nào sau đây có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?

     A. Trồng cây công nghiệp đặc sản trong diện tích rừng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

     B. Trồng cây xanh ở khu vực đô thị và nông thôn.

     C. Chăn thả đại gia súc ở khu vực rừng mới trồng.

     D. Khai thác thực vật quý hiếm phục vụ chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thực vật thuỷ sinh trong ao nuôi thuỷ sản?

     A. Giúp ổn định độ pH nước ao nuôi thuỷ sản.

     B. Là nơi trú ngụ cho động vật thuỷ sản.

     C. Cạnh tranh oxygen hoà tan với động vật thuỷ sản.

     D. Sản sinh ra một số kim loại nặng làm giảm ô nhiễm nguồn nước.

Câu 20. Trong quản lí, chăm sóc cá rô phi, nhận định nào sau đây chưa chính xác?

     A. Định kì khử trùng nước ao nuôi bằng hoá chất thích hợp.

     B. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn thừa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

     C. Lựa chọn loại thức ăn phù hợp với độ tuổi của cá theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

     D. Cần cho cá ăn thống nhất một loại thức ăn trong suốt quá trình nuôi.

Câu 21. Khi phát hiện cá nuôi bị bệnh, biện pháp xử nào sau đây không đúng?

     A. Cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá.

     B. Tăng lượng thức ăn hàng ngày để giúp cá chống lại tác nhân gây bệnh.

     C. Vớt bỏ cá chết và xử lí theo quy định.

     D. Khử trùng nguồn nước ao nuôi bằng hoá chất thích hợp.

Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tuổi thành thục sinh dục của cá?

     A. Cá đực luôn có tuổi thành thục sinh dục lớn hơn cá cái.

     B. Hầu hết các loài cá đều có tuổi thành thục sinh dục giống nhau.

     C. Cá cái luôn có tuổi thành thục sinh dục lớn hơn cá đực.

     D. Cá được nuôi dưỡng tốt, nuôi trong vùng nước ấm có thể thành thục sinh dục sớm hơn.

Câu 23. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản đối với sức khoẻ con người?

     A. Cung cấp cho người nguồn thuỷ sản có lợi cho sức khoẻ.

     B. Hạn chế lây truyền một số bệnh từ thuỷ sản sang người.

     C. Hạn chế tồn dư hoá chất trong môi trường nước.

     D. Giảm thiểu sự tiếp xúc của hoá chất độc hại đối với người nuôi.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mùa sinh sản của tôm thẻ chân trắng trong tự nhiên

     A. Từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm.

     B. Từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.

     C. Từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm.

     D. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Phần II (4 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 khoảng hơn 22 800 ha, năm 2021 khoảng 1 229 ha và năm 2022 có hơn 1 100 ha rừng bị thiệt hại. Sau đây là một số nhận định:

a) Diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta giai đoạn 2011 – 2022 có xu hướng ngày càng giảm.

b) Trong giai đoạn 2011 đến 2020, diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta trung bình cao gấp hơn 2 lần so với năm 2022.

c) So với năm 2010, đến hết năm 2022 diện tích rừng của nước ta bị suy giảm khoảng 25129ha.

d) Để diện tích rừng bị thiệt hại ngày càng giảm, cần tăng cường công tác trồng và chăm sóc rừng kết hợp với trồng cây phân tán ở khu vực thành thị và nông thôn.

Câu 2. Ở các khu vực miền núi nước ta, một số người dân thường tự ý vào rừng tự nhiên khai thác gỗ về sử dụng hoặc bán lấy tiền. Sau đây là một số nhận định:

a) Người dân tự ý vào rừng tự nhiên khai thác gỗ là một trong những nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng.

b) Để ngăn chặn tình trạng người dân tự ý vào rừng tự nhiên khai thác gỗ, cần giao rừng cho người dân quản lí và khai thác.

c) Người dân tự ý vào rừng tự nhiên khai thác gỗ là hành động khai thác trái phép, vi phạm quy định về luật bảo vệ tài nguyên rừng.

d) Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng cho người dân; đồng thời tăng cường công tác tuần tra, giám sát để ngăn chặn tình trạng người dân tự ý vào rừng khai thác gỗ.

Câu 3. Một nhóm học sinh được yêu cầu tìm hiểu và đề xuất một số việc nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản, góp phần phát triển thuỷ sản bền vững. Sau khi tìm hiểu đã đưa ra một số nhận định như sau:

a) Thức ăn thừa, chất thải của động vật thuỷ sản không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm nước ao nuôi thuỷ sản.

b) Định kì xử lí nước ao nuôi thuỷ sản bằng chế phẩm vi sinh để tiêu diệt mầm bệnh và tạo môi trường thuận lợi cho thuỷ sản sinh trưởng, phát triển.

c) Nước sau khi nuôi thuỷ sản cần được xử lí mầm bệnh và chất gây ô nhiễm trước khi xả ra môi trường để hạn chế lây lan nguồn bệnh và bảo vệ môi trường.

d) Ưu tiên áp dụng các công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả kinh tế và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 4. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu về bệnh lồi mắt ở cá rô phi và biện pháp phòng, trị bệnh. Sau khi tìm hiểu, nhóm học sinh đã đưa ra một số nhận định như sau:

a) Tác nhân gây bệnh lồi mắt ở cá rô phi là liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae.

b) Biểu hiện đầu tiên khi cá bị bệnh là lồi mắt và xuất huyết mắt.

c) Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho cá.

d) Khi cá bị bệnh, tiến hành khử trùng nước ao nuôi kết hợp bổ sung thuốc diệt vi khuẩn và vitamin C vào thức ăn cho cá ăn từ 5 đến 7 ngày.



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube