Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Môn Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12_ĐỀ 2

Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Môn Công Nghệ
Lâm Nghiệp Thủy Sản 12

ĐỀ SỐ 2

Phần I (6 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người?

     A. Cung cấp lương thực cho tiêu dùng và xuất khẩu.

     B. Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.

     C. Cung cấp trứng, thịt, sữa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

     D. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người.

Câu 2. Dựa vào nguồn gốc, cây trồng có thể được chia thành các nhóm nào sau đây?

     A. Cây hằng năm và cây lâu năm.

     B. Cây thân thảo và cây thân gỗ.

     C. Cây ôn đới, nhóm cây nhiệt đới và nhóm cây á nhiệt đới.

     D. Cây lương thực, cây ăn quả, cây dược liệu.

Câu 3. Để cải tạo đất chua, biện pháp nào sau đây là thích hợp?

     A. Bón vôi. B. Bón phân đạm.

     C. Bón phân kali. D. Bón phân lân.

Câu 4. Sản phẩm nào sau đây được chế biến từ sản phẩm trồng trọt?

     A. Sữa chua. B. Sirô. C. Nước mắm. D. Giò lụa.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của chăn nuôi?

     A. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất đồ uống có ga.

     B. Đảm bảo an ninh lương thực.

     C. Cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt.

     D. Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

Câu 6. Chăn nuôi công nghiệp đặc điểm nào sau đây?

     A. Chi phí đầu tư thấp, thân thiện với môi trường.

     B. Quy mô chăn nuôi lớn, không gây ô nhiễm môi trường.

     C. Quy mô chăn nuôi nhỏ, thường gây ô nhiễm môi trường.

     D. Năng suất cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt.

Câu 7. Phương pháp chế biến cá thường áp dụng ở quy mô gia đình là

     A. Đóng hộp, sấy khô. B. Hun khói, chế biến xúc xích.

     C. Luộc, rán. D. Làm nước mắm, đóng hộp.

Câu 8. Nhờ công nghệ cấy truyền phôi, từ phôi của một con bò mẹ cao sản có thể tạo ra hàng chục con bê con. Các con bê này có đặc điểm nào sau đây?

     A. Cùng giới tính và mang đặc điểm di truyền của con bò mẹ mang thai.

     B. Khác giới tính và mang đặc điểm di truyền của con bò mẹ mang thai.

     C. Khác giới tính và mang đặc điểm di truyền của con bò mẹ cho phôi.

     D. Cùng giới tính và mang đặc điểm di truyền của con bò mẹ cho phôi.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phương thức nuôi thuỷ sản thâm canh?

     A. Năng suất thấp do không chủ động được nguồn giống và thức ăn.

     B. Chi phí vận hành sản xuất thấp do không phải đầu tư con giống và thức ăn.

     C. Quản lí vận hành dễ dàng do được đầu tư nhiều trang thiết bị hỗ trợ.

     D. Hiệu quả kinh tế thấp do phải áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quá trình nuôi.

Câu 10. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tuổi thành thục sinh dục của cá?

     A. Các loài khác nhau có tuổi thành thục sinh dục giống nhau.

     B. Con cái luôn thành thục sinh dục trước con đực.

     C. Con cái luôn thành thục sinh dục sau con đực.

     D. Các loài khác nhau có tuổi thành thục sinh dục khác nhau.

Câu 11. Việc phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản có thể dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

     A. Suy thoái tài nguyên rừng.

     B. Mở rộng diện tích rừng.

     C. Nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường.

     D. Phát triển lâm nghiệp bền vững.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi thuỷ sản?

     A. Ứng dụng chỉ thị phân tử để rút ngắn thời gian chọn giống thuỷ sản.

     B. Ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh trên thuỷ sản.

     C. Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nuôi thuỷ sản.

     D. Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo giống thuỷ sản năng suất cao phục vụ sản xuất.

Câu 13. Trồng rừng có vai trò nào sau đây?

     A. Cung cấp lương thực cho con người.

     B. Bảo vệ môi trường sinh thái.

     C. Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi.

     D. Tạo nơi sinh hoạt tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số.

Câu 14. Trong hoạt động chăm sóc rừng, các công việc “làm cỏ, vun xới” nhằm mục đích nào sau đây?

     A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.

     B. Hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của cỏ dại.

     C. Tạo không gian thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây rừng.

     D. Giúp cây rừng nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh hại.

Câu 15. Nuôi thuỷ sản quảng canh có nhược điểm nào sau đây?

     A. Vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nếu người nuôi không nắm vững kiến thức và kĩ thuật.

     B. Năng suất và sản lượng thấp.

     C. Hiệu quả kinh tế thấp do cần đầu tư trang thiết bị hiện đại.

     D. Mật độ nuôi cao nên dễ xảy ra dịch bệnh.

Câu 16. Trong kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao, phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Thả tôm giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.

     B. Chỉ được nuôi trong ao lót bạt, không được nuôi trong ao đất.

     C. Chọn tôm giống khoẻ mạnh, chiều dài cơ thể từ 1 – 3 cm.

     D. Mỗi ngày cho tôm ăn 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thức ăn hỗn hợp trong nuôi thuỷ sản?

     A. Có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản.

     B. Có thành phần chủ yếu là hỗn hợp gồm vitamin, khoáng chất, amino acid.

     C. Thường có hàm lượng protein cao, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động của một số loài thuỷ sản.

     D. Thường được bảo quản trong kho lạnh hoặc tủ đông.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng về nguồn lợi thuỷ sản?

     A. Là tài nguyên sinh vật trong vùng biển có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.

     B. Là nguồn thuỷ sản được khai thác trong các vùng biển.

     C. Là nguồn thuỷ sản được khai thác trong các vùng nước tự nhiên.

     D. Là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.

Câu 19. Nước có giá trị pH nào sau đây phù hợp để nuôi cá rô phi?

     A. Từ 4 đến 6. B. Từ 5 đến 7. C. Từ 6,5 đến 8,5. D. Từ 7,5 đến 9,5.

Câu 20. Trong quản lí, chăm sóc tôm thẻ chân trắng, nhận định nào sau đây chưa chính xác?

     A. Cần định kì kiểm tra sinh trưởng của tôm và các yếu tố môi trường nước ao nuôi.

     B. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn thừa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

     C. Lựa chọn kích cỡ thức ăn phù hợp với ngày tuổi của tôm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

     D. Cần cho tôm ăn thống nhất một loại thức ăn trong suốt quá trình nuôi.

Câu 21. Trong quá trình nuôi cá thương phẩm, khi phát hiện cá trong ao bị bệnh, không nên thực hiện biện pháp nào sau đây?

     A. Khử trùng nguồn nước ao nuôi bằng hoá chất thích hợp.

     B. Cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin C, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho cá.

     C. Vớt bỏ cá chết và đem xử lí theo quy định.

     D. Tháo bớt nước ra khỏi ao nuôi và bổ sung thêm nước mới.

Câu 22. Khi lượng oxygen trong nước ao nuôi tôm xuống quá thấp, biện pháp điều chỉnh nào sau đây không phù hợp?

     A. Bật quạt nước, máy sục khi để tăng lượng oxygen trong nước.

     B. Bơm nước mới vào ao để bổ sung oxygen.

     C. Tăng lượng thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm.

     D. Xử lí nước ao nuôi bằng chế phẩm sinh học để tăng lượng oxygen trong nước.

Câu 23. Ý nào sau đây không đúng khi nói về chế phẩm vi sinh dùng trong nuôi thuỷ sản?

     A. Có khả năng làm tăng sức đề kháng của thuỷ sản.

     B. Giúp làm sạch nước ao nuôi thuỷ sản.

     C. Hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong nước nuôi thuỷ sản.

     D. Cung cấp nguồn chất dinh dưỡng cần thiết cho thuỷ sản.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhu cầu thức ăn của cá?

     A. Các loài cá nuôi có nhu cầu chất lượng và số lượng thức ăn giống nhau.

     B. Mỗi loài cá thường chỉ ăn được một số loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí, sinh hoá của chúng.

     C. Nhiệt độ môi trường nước nuôi không ảnh hưởng đến lượng thức ăn hằng ngày của cá.

     D. Cá bị bệnh thường có nhu cầu về lượng thức ăn nhiều hơn so với cá khoẻ.

Phần II (4 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Một nhóm học sinh sau khi tìm hiểu về “Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong thuỷ sản" đã đưa ra một số yêu cầu như sau:

a) Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.

b) Tuân thủ an toàn lao động và công ước quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng.

c) Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc như: máy tạo khí oxygen trong ao nuôi thuỷ sản, hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn, thiết bị trên tàu khai thác thuỷ sản, dây truyền chế biến cá hộp.

d) Yêu thiên nhiên, yêu sinh vật, thích tham gia các hoạt động dã ngoại.

Câu 2. Ở một số khu vực miền núi nước ta, người dân thường vào rừng thu hái được liệu quý trái phép làm cho sản lượng của một số loài dược liệu quý ngày càng suy giảm. Sau đây là một số nhận định:

a) Người dân vào rừng thu hải được liệu quý trái phép là một trong những nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng.

b) Để ngăn chặn tình trạng người dân vào rừng thu hái dược liệu trái phép, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng cho người dân, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, giám sát.

c) Khuyến khích người dân trồng loại cây rừng thay thế ở những khu vực đã khai thác để hạn chế suy thoái tài nguyên rừng.

d) Việc nghiên cứu kĩ thuật nhân giống và trồng các loại dược liệu quý để cung cấp cho nhu cầu sử dụng của con người là một biện pháp quan trọng để bảo vệ tài nguyên rừng.

Câu 3. Một nhóm học sinh được yêu cầu đề xuất một số việc nên làm để bảo vệ tài nguyên rừng. Sau khi thảo luận, nhóm học sinh đã đưa ra một số đề xuất như sau:

a) Giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật để giúp nâng cao sự gắn bó, quyền lợi và trách nhiệm của chủ rừng.

b) Trồng cây xanh ở các khu vực thành thị và nông thôn để hạn chế khai thác rừng.

c) Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ các loài thực vật, động vật rừng quý hiếm.

d) Cho phép người dân phá rừng để trồng cây ăn quả và cây công nghiệp đặc sản để ổn định đời sống và phát triển kinh tế.

Câu 4. Một nhóm học sinh sau khi tham quan một mô hình nuôi cá rô phi trong ao tại địa phương đã ghi lại một số hoạt động như sau: Cho cá ăn ngày 2 lần vào khoảng 8 – 9 giờ sáng và 3 – 4 giờ chiều bằng thức ăn viên nổi; thu hoạch cá vào khoảng 10 giờ sáng; vận chuyển cá đi tiêu thụ trong nguồn nước sạch, cung cấp đủ oxygen. Sau đây là số nhận định:

a) Cho cá ăn ngày 2 lần vào khoảng 8 – 9 giờ sáng và 3 – 4 giờ chiều bằng thức ăn viên nổi là phù hợp.

b) Vận chuyển cá trong nước sạch, cung cấp đủ oxygen là không hợp lí vì việc sử dụng nước sạch và cung cấp oxygen sẽ làm tăng chi phí của sản phẩm.

c) Lượng thức ăn hằng ngày nên chiếm khoảng 3 – 5% khối lượng cá trong ao; nên tăng lượng thức ăn trong những ngày thời tiết xấu.

d) Thu hoạch cá sau khi mới cho ăn là không hợp lí; nên dừng cho cá ăn từ 1 đến 2 ngày trước khi thu hoạch.



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube