Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12_Chủ đề 2 Trồng và chăm sóc rừng

Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12
Chủ đề 2 Trồng và chăm sóc rừng



Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Trồng rừng có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp lương thực cho con người.

B. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

C. Tạo công ăn việc làm cho người lao động.

D. Cung cấp thức ăn để phát triển chăn nuôi.

Câu 2. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng nào sau đây?

A. Giúp điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt.  

B. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

C. Bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu công nghiệp.

D. Ngăn chặn sự xâm lấn của nước mặn vào đồng ruộng.

Câu 3. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về vai trò của trồng rừng?

A. Giúp mở rộng diện tích trồng cây ăn quả và cây đặc sản.

B. Cung cấp nơi ở cho đồng bào dân tộc thiểu số.

C. Giúp cung cấp gỗ cho nhu cầu của con người, giúp bảo vệ các diện tích rừng tự nhiên.

D. Cung cấp nơi sinh hoạt tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số.

Câu 4. Những hoạt động nào sau đây đều là hoạt động chăm sóc rừng?

A. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại, tỉa cành, bón phân, tưới nước.

B. Làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu hại, phòng chống cháy rừng, tưới nước.

C. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại, bón phân, tưới nước, khai thác rừng trồng.

D. Làm cỏ, làm hàng rào bảo vệ, tỉa cành, bón phân, tưới nước.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của chăm sóc rừng?

A. Hạn chế tác hại do cháy rừng gây ra.

B. Ngăn chặn gia súc gây hại cây rừng.

C. Cung cấp gỗ và các lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người xuất khẩu.

D. Giảm sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng.

Câu 6. Trong hoạt động chăm sóc rừng, các công việc “tỉa cành, tỉa thưa” nhằm mục đích nào sau đây?

A. Hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của cây dại với cây rừng.

B. Hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của cây dại.

C. Tạo không gian thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây rừng.

D. Giúp cây rừng nâng cao sức đề kháng, tăng sức khả năng chống chịu sâu, bệnh hại.

Câu 7. Công việc nào sau đây giúp giảm sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng?

     A. Tỉa cành, tỉa thưa.

B. Bón phân, tưới nước.  

C. Làm hàng rào bảo vệ.

D. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại.

Câu 8. Đảm bảo thường xuyên phủ xanh diện tích rừng là nhiệm vụ của hoạt động nào sau đây?

A. Chăm sóc rừng.

B. Trồng rừng.  

C. Bảo vệ rừng.

D. Khai thác rừng.

Câu 9. Sinh trưởng của cây rừng là?

A. Là sự tăng lên về số lượng cây rừng.

B. Là sự tăng lên về mật độ cây rừng.

C. Là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng.

D. Là sự tăng lên về chiều cao của cây rừng.

Câu 10. Các đại lượng nào sau đây biểu thị cho sự sinh trưởng của cây rừng?

A. Sự tăng trưởng đường kính, chiều cao và thể tích cây.

B. Sự tăng trưởng về chiều cao, số lá, và mật độ của cây rừng.

C. Sự tăng trưởng về số hoa, số quả của cây rừng.

D. Sự tăng trưởng về năng suất và sản lượng của cây rừng.

Câu 11. Dựa vào tốc độ sinh trưởng, cây rừng được chia thành những nhóm nào sau đây?

A. Nhóm cây đang sinh trưởng nhóm cây ngừng sinh trưởng.

B. Nhóm cây sinh trưởng nhanh và nhóm cây sinh trưởng chậm.

C. Nhóm cây sinh trưởng nhanh, nhóm cây sinh trưởng chậm và nhóm cây ngừng

sinh trưởng.

D. Nhóm cây sinh trưởng nhanh, nhóm cây sinh trưởng chậm và nhóm cây sinh trưởng trung bình.

Câu 12. Phát triển của cây rừng là gì?

A.  Là quá trình tăng trưởng về kích thước và khối lượng của cây.

B.  quá trình tăng trưởng về số lượng của cây trong một chu kì sống.

C. Là quá trình biến đổi về hình thái của rễ, thân, lá và cơ quan sinh sản của cây.

D. quá trình biến đổi về chất sự phát sinh các cơ quan trong toàn bộ đời sống của cây.

Câu 13. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển của cây rừng?

A. Sinh trưởng thường diễn ra vào ban ngày, phát triển thường diễn ra vào ban đêm.

B. Phát triển diễn ra chủ yếu ở giai đoạn cây còn non.

C. Sinh trưởng tích luỹ vật chất làm điều kiện để cây phát triển.

D. Phát triển là những biểu hiện cụ thể của quá trình sinh trưởng.

Câu 14. Đại lượng nào sau đây biểu thị cho sự phát triển của cây rừng?

A. Sự tăng trưởng đường kính thân cây.

B. Sự tăng trưởng về chiều cao của cây.

C. Sự ra hoa, đậu quả của cây.

D. Sự thay đổi về thể tích của thân cây.

Câu 15. Đại lượng nào sau đây biểu thị cho sự sinh trưởng của cây rừng:?

A. Sự tích luỹ các hợp chất ở rễ cây.

B. Sự tăng trưởng về chiều cao của thân cây.

C. Sự ra hoa, đậu quả của cây.

D. Sự thay đổi về độ cứng của thân cây.

Câu 16. Nên khai thác rừng vào giai đoạn nào sau đây?

A. Giai đoạn non.

B. Giai đoạn gần thành thục.

C. Giai đoạn thành thục.

D. Giai đoạn già cỗi.

Câu 17. Một trong những đặc điểm của cây rừng ở giai đoạn non là

A. chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của môi trường.

B. đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc như bón phân, làm cỏ, vun xới tưới nước.

C. ít chịu tác động của sâu, bệnh hại.

D. chỉ có sự tăng trưởng về chiều cao, không có sự tăng trưởng về kích thước.

Câu 18. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về giai đoạn gần thành thục của cây rừng?

A. Sức đề kháng của cây yếu.

B. Chất lượng lâm sản ổn định, năng suất cao.

C. Quá trình sinh trưởng của cây diễn ra mạnh.

D. Cây chuẩn bị bước vào thời kì ra hoa, kết quả.

Câu 19. Giai đoạn gần thành thục của cây rừng là?

A. giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa lần thứ nhất.

B. giai đoạn từ 3 đến 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.

C. giai đoạn cây ngừng sinh trưởng.

D. giai đoạn cây chuẩn bị chuyển sang giai đoạn già cỗi.

Câu 20. Đa số các loài cây rừng lấy gỗ, giai đoạn thành thục là?

A. giai đoạn trước khi cây ra hoa lần thứ nhất.

B. giai đoạn từ 3 đến 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.

C. giai đoạn từ 5 đến 10 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.

D. giai đoạn cuối cùng của chu sinh trưởng, phát trát triển.

Câu 21. Cây rừng ở giai đoạn thành thục có đặc điểm nào sau đây?

A. Sinh trưởng chậm lại, tán cây đã định hình.

B. Khả năng ra hoa, đậu quả giảm.

C. Cây chuẩn bị bước vào giai đoạn hình thành quả.

D. Tính chống chịu của cây kém, mẫn cảm với các điều kiện bất lợi của môi trường.

Câu 22. Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của cây rừng ở giai đoạn non?

A. Khả năng chống chịu sâu, bệnh tốt.

B. Không đáp ứng với các biện pháp chăm sóc như bón phân, làm cỏ, vun xới.

C. Thích ứng tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán, nắng nóng.

D. Tăng nhanh về chiều cao và đường kính thân.

Câu 23. Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của cây rừng ở giai đoạn già cỗi?

A. Ít bị sâu, bệnh phá hại so với các gia đoạn khác.

B. Khả năng ra hoa, đậu quả giảm.

C. Thích ứng tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán, nắng nóng.

D. Các quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh.

Câu 24. Cây rừng ở giai đoạn già cỗi có biểu hiện nào sau đây?

A. Chất lượng hạt tốt nên thường được thu hạt để làm giống.

B. Khả năng ra hoa, đậu quả tăng.

C. Tăng trưởng hằng năm giảm rồi ngừng hẳn.

D. Sức đề kháng của cây tốt nên ít bị sâu, bệnh hại.

Câu 25. Đối với rừng phòng hộ, giai đoạn già cỗi nên tiến hành hoạt động nào sau đây?

A. Tăng cường chăm sóc giúp cây phục hồi để thực hiện chức năng phòng hộ.

B. Khai thác toàn bộ rừng và trồng mới rừng thay thế.

C. Khai thác các cây già cỗi để tận dụng sản phẩm và tiến hành vệ sinh rừng.

D. Thu hoạch quả để nhân giống phục vụ trồng rừng mới.

Câu 26. Trồng rừng đúng thời vụ có tác dụng nào sau đây?

A. Giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.

B. Giúp giảm lượng phân bón tăng mật độ trồng.

C. Giúp ngăn chặn gia súc phá hại cây rừng.

D. Giúp hạn chế cỏ dại và tăng hiệu quả sử dụng phân bón của cây rừng.

Câu 27. Thời vụ trồng rừng thích hợp ở miền Bắc nước ta là

A. mùa xuân hoặc xuân (từ tháng 2 đến tháng 7).

B. mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12).

C. mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7).

D. mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau).

Câu 28. Thời vụ trồng rừng thích hợp ở miền Trung nước ta là

A. mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4).

B. mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12).

C. mùa (từ tháng 5 đến tháng 7).

D. mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau).

Câu 29. Thời vụ trồng rừng thích hợp ở miền Nam nước ta là

A. mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7).

B. mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10).

C. mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).

D. mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau).

Câu 30. Trồng rừng bằng phương thức gieo hạt có ưu điểm nào sau đây?

A. Giúp bộ rễ cây phát triển tự nhiên.

B. Tiết kiệm hạt giống.

C. Giảm được công chăm sóc sau khi trồng.

D. Tỉ lệ sống cao, cây rừng sinh trưởng khoẻ.

Câu 31. So với trồng rừng bằng cây con, trồng rừng bằng gieo hạt có nhược điểm nào sau đây?

A. Khó thực hiện trên các vùng đất rộng lớn.

B. Bộ rễ cây dễ bị tổn thương do tác động cơ giới.

C. Cây con mọc lên từ hạt dễ bị côn trùng tấn công.

D. Chi phí gieo hạt tốn hơn so với trồng cây con.

Câu 32. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về phương thức trồng rừng bằng gieo hạt?

A. Không cần làm đất trước khi gieo.

B. Cây con mọc lên từ hạt khó bị côn trùng tấn công.

C. Không cần chăm sóc sau khi gieo hạt.

D. Hạt giống cần có phẩm chất tốt hơn so với hạt gieo trong vườn ươm.

Câu 33. Trong kĩ thuật trồng rừng bằng gieo hạt, việc xử hạt giống trước khi gieo nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tăng khả năng nảy mầm của hạt giống.

B. Tăng sức đề kháng của cây con mọc lên từ hạt.

C. Lựa chọn hạt giống có chất lượng tốt để đem gieo.

D. Tăng khả năng phòng chống sâu, bệnh hại của cây con mọc lên từ hạt.

Câu 34. So với phương thức trồng rừng bằng gieo hạt, trồng rừng bằng cây con có ưu điểm nào sau đây?

A. Trồng rừng bằng cây con tốn ít công lao động hơn so với trồng rừng bằng gieo hạt.

B. Trồng rừng bằng cây con có tỉ lệ sống cao hơn so với trồng rừng bằng gieo hạt.

C. Trồng rừng bằng cây con dễ thực hiện hơn so với trồng rừng bằng gieo hạt.

D. Trồng rừng bằng cây con có giá thành vận chuyển thấp hơn so với trồng rừng bằng gieo hạt.

Câu 35. Trồng rừng bằng cây con có nhược điểm nào sau đây?

A. Cây con có sức đề kháng kém nên tỉ lệ sống thấp.

B. Tiêu tốn nhiều hạt giống hơn so với trồng bằng gieo hạt.

C. Tốn nhiều công chăm sóc sau trồng.

D. Quá trình sản xuất cây con phức tạp, đòi hỏi chi phí cao.

Câu 36. Công việc làm cỏ, vun xới trong chăm sóc rừng thường diễn ra vào thời kì nào sau đây?

A. Bắt đầu từ năm thứ hai sau khi trồng đến khi thu hoạch.

B. Bắt đầu từ năm thứ ba sau khi trồng đến khi thu hoạch.

C. 03 năm đầu sau khi trồng.

D. 03 năm trước khi thu hoạch.

Câu 37. Công việc làm cỏ, vun xới trong chăm sóc rừng tác dụng nào sau đây?

A. Làm cho đất tơi xốp, giảm khả năng thấm nước của đất.

B. Trừ cỏ dại và phá bỏ nơi ẩn nấp của sâu, bệnh hại.

C. Cung cấp ánh sáng cho cây rừng.

D. Nâng cao khả năng trao đổi chất của cây rừng nổi này .

Câu 38. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về công việc làm cỏ, vun xới cho cây rừng?

A. Làm cỏ, vun xới toàn diện áp dụng cho địa hình đất dốc.

B. Làm cỏ, vun xới cục bộ áp dụng cho địa hình bằng phẳng.

C. Thời điểm làm cỏ, vun xới thích hợp là khi cỏ bắt đầu tàn lụi.

D. Có thể làm cỏ, vun xới toàn diện hoặc cục bộ.

Câu 39. Hoạt động nào sau đây có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất và khả năng

sinh trưởng, phát triển của cây rừng?

A. Làm cỏ, vun xới.                       B. Tỉa cành, tỉa thưa.

C. Bón phân thúc.                          D. Làm cỏ, tưới nước.

Câu 40. Bón phân thúc cho cây rừng có vai trò nào sau đây?

A. Nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm thu hoạch.

B. Hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại với cây rừng.

C. Phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây rừng.

D. Ức chế sự phát triển của cỏ dại.

Câu 41. Tưới nước cho cây rừng có vai trò nào sau đây?

A. Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại. quinon

B. Giảm khuyết tật của cây rừng và nâng cao chất lượng gỗ thu hoạch.

C. Nâng cao tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

D. Kìm hãm sự phát triển của cỏ dại.

Câu 42. Nên bón phân thúc cho cây rừng vào thời điểm nào sau đây?

A. Ngay sau khi trồng.                   B. Trước khi trồng cây.

C. Trước khi làm cỏ, vun xới.        D. Sau khi làm cỏ dại.

Câu 43. Hoạt động tỉa cành thường được thực hiện vào thời điểm nào sau đây?

A. Vào đầu mùa mưa, trong những ngày có mưa nhỏ.

B. Vào đầu mùa khô, trong những ngày thời tiết khô ráo.

C. Vào giữa mùa mưa, trong những ngày có mưa nhỏ.

D. Vào cuối mùa khô, trong những ngày nắng nóng.

Câu 44. Hoạt động tỉa cành nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo mật độ cây rừng thích hợp.

B. Tăng sức đề kháng cho cây rừng.

C. Giảm khuyết tật, nâng cao chất lượng gỗ.

D. Phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây rừng.

Câu 45. Hoạt động tỉa thưa nhằm mục đích nào sau đây? lưu nhi một and Mead

A. Đảm bảo mật độ cây rừng thích hợp.

B. Thay thế những cây khuyết tật bằng cây khoẻ.

C. Thay thế những cây bị sâu bệnh bằng cây khoẻ.

D. Loại bỏ cây già yếu kết hợp vệ sinh rừng.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Một khu rừng keo trồng lấy gỗ, đa phần các cây đang ở giai đoạn hình thành tán, có nhiều hoa, quả. Sau đây là một số phát biểu.

a) Rừng keo có tác dụng điều hoà không khí.

b) Cây trong khu rừng nói trên đang giai đoạn thành thục.

c) Nên thực hiện ngay việc khai thác rừng để thu được sản lượng gỗ cao nhất.

d) Cây rừng ở giai đoạn này cần vun xới, làm cỏ để nâng cao sản lượng hạt giống.

Câu 2. Một nhóm học sinh thảo luận về chủ đề “Trồng và chăm sóc rừng”, sau khi thảo luận đã thống nhất một số nội dung. Sau đây là một số nội dung:

a) Một trong những vai trò của trồng rừng là phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc.

b) Trồng rừng bằng gieo hạt có tỉ lệ sống cao hơn trồng rừng bằng cây con.

c) Thời vụ trồng rừng thích hợp ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang là mùa xuân hoặc xuân hè.

d) Đối với những vùng khó khăn khi chăm sóc nên trồng rừng bằng hạt.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube