Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12_Chủ đề 7 Công nghệ thức ăn thuỷ sản

 Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12

Chủ đề 7 Công nghệ thức ăn thuỷ sản



Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Thức ăn thuỷ sản gồm những nhóm nào sau đây?

     A. Thức ăn nhân tạo, thức ăn bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.

     B. Thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn công nghiệp và nguyên liệu.

     C. Thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.

     D. Thức ăn nhân tạo, thức ăn bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.

Câu 2. Thành phần dinh dưỡng của hầu hết các nhóm thức ăn thuỷ sản là

     A. nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.

     B. nước, protein, lipid, khoáng vi lượng.

     C. nước, lipid, khoáng đa lượng.

     D. nước, carbohydrate, lipid, vitamin.

Câu 3. Thức ăn thuỷ sản đều có 2 thành phần chung cơ bản là

     A. nước và chất hữu cơ.                                               B. chất hữu cơ và khoáng.

     C. nước và khoáng vi lượng.                                       D. nước và chất khô.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của các nhóm thức ăn thuỷ sản?

     A. Mỗi nhóm thức ăn có vai trò khác nhau đối với động vật thuỷ sản.

     B. Mỗi loài thuỷ sản thường chỉ ăn được một số loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí, sinh hoá của chúng.

     C. Căn cứ vào vai trò của các nhóm thức ăn để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản.

     D. Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản đều sử dụng các nhóm thức ăn giống nhau.

Câu 5. Thức ăn hỗn hợp được sản xuất bằng quy trình công nghệ cao có thành phần dinh dưỡng cân đối được gọi là

     A. thức ăn công nghiệp.                                               B. thức ăn tự nhiên.

     C. thức ăn giàu protein.                                               D. thức ăn tươi sống.

Câu 6. Nhóm thức ăn nào sau đây có vai trò gia tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thuỷ sản, giúp động vật thuỷ sản tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn?

     A. Thức ăn hỗn hợp.                                                    B. Chất bổ sung.

     C. Thức ăn tươi sống.                                                  D. Nguyên liệu.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng về nhóm thức ăn hỗn hợp

     A. Có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate, khoáng chất để phù hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản.

     B. Làm gia tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thuỷ sản, giúp động vật thuỷ sản tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

     C. Giúp tăng khả năng kết dính, hấp phụ độc tố, kích thích tiêu hoá.

     D. Là nguồn cung cấp chất xơ cho động vật thuỷ sản.

Câu 8. Giun quế, sinh vật phù du, tảo xanh là thuộc nhóm thức ăn nào sau đây?

     A. Thức ăn hỗn hợp.                                                    B. Chất bổ sung.

     C. Thức ăn tươi sống.                                                  D. Nguyên liệu.

Câu 9. Thức ăn tươi sống bao gồm:

     A. Giun quế, cỏ tươi, cá tạp.                                        B. Bột cá, bột thịt, bột máu.

     C. Giun quế, bột cá, bột thịt.                                       D. Cỏ tươi, cá tạp, tảo, ngô, khoai.

Câu 10. Vai trò của nhóm thức ăn tươi sống đối với động vật thuỷ sản là

     A. làm gia tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thuỷ sản, giúp động vật thuỷ sản tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

     B. là nguồn cung cấp dinh dưỡng có hàm lượng protein cao cho động vật thuỷ sản.

     C. là nhóm cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho động vật thuỷ sản.

     D. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate, khoáng chất để phù hợp với từng loài thuỷ sản.

Câu 11. Một số nguyên liệu cung cấp protein cho sản xuất thức ăn thuỷ sản là

     A. bột cá, bột đầu tôm, bột thịt.                                   B. bột cá, cỏ, Artemia.

     C. ngũ cốc, dầu đậu tương.                                          D. cá tạp, sinh vật phù du, tảo.

Câu 12. Phát biểu nào không đúng khi nói về nhóm nguyên liệu thức ăn?

     A. Nguyên liệu làm thức ăn thuỷ sản có vai trò quan trọng trong việc phối chế thức ăn.

     B. Thành phần nguyên liệu chính trong thức ăn thuỷ sản bao gồm nhóm cung cấp protein, nhóm cung cấp năng lượng và các chất phụ gia.

     C. Thức ăn nguyên liệu thường có hàm lượng protein cao, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động của một số loài thuỷ sản.

     D. Nguyên liệu thức ăn có thể là một thành phần đơn lẻ hoặc kết hợp được thêm vào để chế biến thành thức ăn thuỷ sản.

Câu 13. Loại thức ăn hỗn hợp phổ biến dùng trong nuôi cá là

     A. thức ăn hỗn hợp dạng viên chìm.                            B. thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi.

     C. thức ăn hỗn hợp dạng bột chìm.                             D. thức ăn hỗn hợp dạng bột nổi.

Câu 14. Thức ăn hỗn hợp ở dạng viên chìm thường dùng cho nhóm thuỷ sản nào sau đây?

     A. Cá.                                B. Tôm.                             C. Nghêu.      D. Tảo xoắn.

Câu 15. Cho một số loại thức ăn thuỷ sản đang được sử dụng ở địa phương ở bảng sau:

Phân loại thức ăn

Tên các loại thức ăn

1. Chất bổ sung

a. Cám cá (dạng viên)

2. Thức ăn hỗn hợp

b. Khoáng chất

3. Nguyên liệu

c. Giun đất, giun chỉ

4. Thức ăn tươi sống

d. Cám gạo

Hãy ghép phân loại thức ăn với tên các loại thức ăn cho phù hợp:

     A. 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b.                                          B. 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 – c.

     C. 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c.                                          D. 1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a.

Câu 16. Khi bảo quản thức ăn hỗn hợp dành cho thuỷ sản, cần đảm bảo những nguyên tắc chung sau đây:

(1) Đóng bao cẩn thận.

(2) Bảo quản nơi khô, mát, thông thoáng.

(3) Tránh ánh sáng trực tiếp.

(4) Để trực tiếp ở mặt đất.

(5) Phân loại và đánh dấu rõ ràng từng loại.

Số phương án đúng là

     A. 4.                                   B. 2.                                   C. 3.      D. 5.

Câu 17. Khoảng thời gian phù hợp để bảo quản các loại thức ăn hỗn hợp là

     A. từ 2 đến 3 năm.                                                       B. từ 2 đến 3 tháng.

     C. từ 2 đến 3 tuần.                                                       D. từ 2 đến 3 ngày.

Câu 18. Thức ăn tươi sống không nên bảo quản trong điều kiện nào sau đây?

     A. Tủ lạnh.                         B. Tủ đông.                       C. Kho silo.      D. Kho lạnh.

Câu 19. Cỏ tươi, cá tạp, giun quế có thể bảo quản được 3 – 5 ngày trong điều kiện nhiệt độ nào?

     A. Nhiệt độ từ 4 °C đến 8 °C.                                      B. Nhiệt độ từ 15 °C đến 20 °C.

     C. Nhiệt độ từ –20 °C đến 0 °C.                                  D. Nhiệt độ từ 20 °C đến 30 °C.

Câu 20. Các loại chất bổ sung vào thức ăn thuỷ sản nếu được bảo quản tốt có thể lưu giữ đến

     A. khoảng 6 tháng.                                                       B. khoảng 2 năm.

     C. khoảng 6 tuần.                                                         D. khoảng 2 tháng.

Câu 21. Phát biểu không đúng khi nói về bảo quản nguyên liệu dùng làm thức ăn?

     A. Nhóm nguyên liệu cung cấp protein như bột cá, bột thịt, bột huyết,... dễ hút ẩm nên dễ bị nhiễm nấm mốc, vì vậy cần sấy khô, bọc kín.

     B. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng như ngô, khoai, sắn,... nên bảo quản dạng hạt hoặc dạng miếng khô sẽ được lâu hơn dạng bột vì dạng bột dễ hút ẩm.

     C. Tuỳ theo đặc tính của các loại nguyên liệu thức ăn và khuyến cáo của nhà sản xuất để có phương pháp bảo quản thích hợp.

     D. Nhiệt độ và thời gian bảo quản tất cả các loại nguyên liệu đều giống nhau.

Câu 22. Không nên áp dụng phương pháp nào trong bảo quản thức ăn thuỷ sản tươi sống tại gia đình?

     A. Bảo quản bằng đá lạnh.                                           B. Bảo quản trong tủ mát.

     C. Bảo quản trong kho silo.                                         D. Bảo quản bằng muối.

Câu 23. Có những phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản nào?

     A. Chế biến thức ăn thủ công và thức ăn tươi sống.

     B. Chế biến thức ăn thủ công và thức ăn công nghiệp.

     C. Chế biến thức ăn công nghiệp và thức ăn hỗn hợp.

     D. Chế biến thức ăn thô và thức ăn tinh.

Câu 24. Thức ăn thuỷ sản được chế biến bằng phương pháp thủ công có đặc điểm

     A. thành phần dinh dưỡng không cân đối, thời gian bảo quản ngắn.

     B. thành phần dinh dưỡng không cân đối, thời gian bảo quản dài.

     C. thành phần dinh dưỡng đầy đủ, thời gian bảo quản ngắn.

     D. thành phần dinh dưỡng đầy đủ, thời gian bảo quản dài.

Câu 25. Cho các bước chế biến thức ăn công nghiệp cho động vật thuỷ sản như sau:

(1) Lựa chọn nguyên liệu phù hợp.

(2) Phối trộn nguyên liệu và bổ sung chất khoáng, phụ gia theo tỉ lệ thích hợp.

(3) Sơ chế nguyên liệu bằng cách phơi hoặc sấy khô, băm nhỏ, xay, nghiền,...

(4) Sấy khô, đóng gói, bảo quản.

(5) Hỗn hợp thức ăn được trộn đều cùng với chất kết dính rồi chuyển sang bộ phận ép viên.

Thứ tự đúng là:

     A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5).                                        B. (1) – (3) – (2) – (5) – (4).

     C. (1) – (2) – (3) – (5) – (4).                                        D. (1) – (2) – (4) – (3) – (5).

Câu 26. Đâu không phải là ví dụ về phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản thủ công?

     A. Cỏ được cắt nhỏ cho cá trắm cỏ giống.

     B. Cá tạp được nghiền dạng chả dùng cho ba ba giống mới tập ăn.

     C. Nghiền sắn ngô dạng bột cho cá ăn.

     D. Các nguyên liệu khô và nước được phối trộn theo công thức rồi đưa vào máy ép viên.

Câu 27. Ví dụ nào sau đây mô tả đúng về phương pháp chế biến thức ăn công nghiệp cho thuỷ sản?

     A. Rửa sạch, băm nhỏ cỏ, rau xanh làm thức ăn cho cá trắm cỏ, cá trôi, cá rô phi,...

     B. Xay cá tạp làm thức ăn cho tôm, cá.

     C. Nghiền sắn, ngô dạng bột cho cá ăn.

     D. Các nguyên liệu khô, chất phụ gia và nước được phối trộn theo công thức rồi đưa vào máy ép viên, sấy khô.

Câu 28. Hãy chọn mô tả đúng các bước quy trình sản xuất thức ăn công nghiệp cho thuỷ sản.

     A. Lựa chọn nguyên liệu → Sơ chế → Phối trộn Ép viên → Sấy, đóng gói, bảo quản thức ăn.

     B. Lựa chọn nguyên liệu → Sơ chế → Ép viên → Phối trộn → Sấy, đóng gói, bảo quản thức ăn.

     C. Lựa chọn nguyên liệu → Ép viên → Sơ chế → Phối trộn → Sấy, đóng gói, bảo quản thức ăn.

     D. Lựa chọn nguyên liệu → Phối trộn → Sơ chế → Ép viên → Sấy, đóng gói, bảo quản thức ăn.

Câu 29. Nhược điểm của thức ăn hỗn hợp dạng viên khô là gì?

     A. Không bảo quản được lâu.

     B. Dễ bị nhiễm vi sinh vật gây hại.

     C. Khó sử dụng với máy cho ăn tự động.

     D. Giá thành cao.

Câu 30. Thức ăn thuỷ sản không nên bảo quản trong điều kiện nào sau đây?

     A. Bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với mầm bệnh, tác nhân gây bệnh.

     B. Tránh ánh nắng trực tiếp và tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

     C. Xếp thức ăn xuống nền kho, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

     D. Bảo quản thức ăn thuỷ sản tuân thủ nguyên tắc “vào trước, xuất trước”.

Câu 31. Việc bảo quản thức ăn thuỷ sản đúng cách có ý nghĩa như thế nào sau đây?

     A. Giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

     B. Tăng chi phí sản xuất, tăng ô nhiễm môi trường.

     C. Giảm chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm.

     D. Tăng chi phí sản xuất, tăng ô nhiễm môi trường.

Câu 32. Mục đích của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến thức ăn thuỷ sản là

     A. kiểm soát môi trường nuôi thuỷ sản.

     B. giúp nâng cao chất lượng thức ăn và hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn thuỷ sản.

     C. tăng sức đề kháng cho động vật thuỷ sản.

     D. chẩn đoán và phát hiện nhanh một số loại bệnh trên thuỷ sản.

Câu 33. Vai trò của công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phế phụ phẩm cá tra là

     A. bổ sung enzyme thích hợp để thuỷ phân protein có trong phụ phẩm cá tra thành lysine.

     B. bổ sung enzyme thích hợp để thuỷ phân lipid có trong phụ phẩm cá tra thành lysine.

     C. bổ sung một số loại enzyme và chế phẩm vi sinh có khả năng ức chế nấm mốc, vi khuẩn, nhờ đó kéo dài thời gian bảo quản.

     D. bổ sung nấm men để lên men cám gạo dùng làm thức ăn nuôi artemia.

Câu 34. Ý nghĩa của quá trình lên men khô đậu nành làm thức ăn cho động vật thuỷ sản là

     A. tăng hàm lượng carbohydrate, giảm tốc độ hấp thu và tỉ lệ chuyển hoá thức ăn.

     B. tăng hàm lượng lipid, loại bỏ được các chất kháng dinh dưỡng, dễ hấp thu.

     C. tăng hàm lượng protein, loại bỏ được các chất kháng protein và kháng dinh dưỡng, dễ hấp thu.

     D. tăng hàm lượng carbohydrate, loại bỏ được các chất kháng kháng dinh dưỡng, dễ hấp thu.

Câu 35. Cho các phát biểu như sau về vai trò của công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn giàu lysine cho động vật thuỷ sản:

(1) Cải thiện hàm lượng lysine trong thức ăn.

(2) Tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu lysine.

(3) Giảm thiểu chi phí sản xuất.

(4) Nâng giá thành sản phẩm.

(5) Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Số phát biểu đúng là:

     A. 5.                                   B. 4.                                   C. 3.      D. 2.

Câu 36. Phát biểu nào sau đây không phải là mục đích việc ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến thức ăn thuỷ sản?

     A. Nâng cao chất lượng thức ăn.                                 B. Giảm thiểu chi phí sản xuất.

     C. Bảo vệ môi trường.                                                  D. Nâng cao tính an toàn cho người lao động.

Câu 37. Ưu điểm của việc dùng protein thực vật như đậu nành, đậu phộng thay thế cho protein bột cá trong thức ăn thuỷ sản là

     A. độ tiêu hoá thấp.

     B. chứa các chất kháng dinh dưỡng.

     C. không cân đối về lượng amino acid.

     D. giảm giá thành.

Câu 38. Cho các bước trong quy trình lên men khô đậu nành để sản xuất thức ăn giàu protein cho cá tra như sau:

(1) Phối trộn hỗn hợp khô đậu nành với sinh khối vi sinh vật và môi trường lên men.

(2) Nhân sinh khối vi sinh vật có lợi.

(3) Làm khô và đóng gói, bảo quản.

(4) Lên men trong điều kiện phù hợp.

(5) Đánh giá chế phẩm về mật độ vi khuẩn, hoạt tính enzyme, khả năng ức chế vi sinh vật gây bệnh.

Thứ tự đúng các bước là:

     A. (2)-(1)-(3)-(4)-(5).                                                   B. (2)-(1)-(4)- (5) - (3).

     C. (2)-(1)-(3)-(5)-(4).                                                   D. (1) (2)-(4)-(3) - (5).

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Sau khi học xong bài “Thức ăn thuỷ sản” giáo viên giao cho học sinh thực hành dự án “Tìm hiểu một số loại thức ăn thuỷ sản”, nhóm học sinh khi báo cáo dự án và đưa ra một số câu hỏi thảo luận.

a) Thức ăn tươi sống là loại thức ăn có hàm lượng protein cao nên phù hợp nhất cho các loài động vật thuỷ sản.

b) Cần xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản nhằm đảm bảo hiệu quả nuôi trồng.

c) Thức ăn hỗn hợp dạng viên chim phù hợp cho tôm, giáp xác và dạng viên nổi phù hợp cho cá.

d) Cá tạp là dạng thức ăn dễ tìm, giá thành thấp, có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá nhưng sử dụng cá tạp làm thức ăn cần lưu ý kiểm soát chất lượng nước.

Câu 2. Dưới đây giới thiệu về công nghệ lên men khô đậu nành làm thức ăn cho động vật thuỷ sản:

Hiện này nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tuyển chọn, nhân nuôi các chủng vi sinh vật có lợi, sau đó phối trộn với khô đậu nành để lên men trong môi trường thích hợp đã tạo ra chế phẩm khô đậu nành lên men có hàm lượng protein cao. Khô đậu nành lên men đã thay thế khoảng 70 % bột cá trong sản xuất thức ăn cho nhiều loài thuỷ sản. Khô đậu nành lên men bằng vi khuẩn Bacillus subtilis natto làm tăng hàm lượng amino acid thiết yếu lên từ 8 đến 23 % và giảm các chất kháng dinh dưỡng từ 50 đến 90%.

Từ thông tin trên, có một số nhận định như sau:

a) Protein thực vật như đậu nành được sử dụng nhiều trong thức ăn thuỷ sản để thay thế protein bột cá nhằm giảm giá thành và giảm áp lực khai thác cả tự nhiên.

b) Khô đậu nành lên men có hàm hàm lượng amino acid nhiều hơn so với ban đầu là nhờ hoạt động của các vi sinh vật có lợi.

c) Việc thay thế nguồn nguyên liệu tự nhiên như bột cá bằng đạm và dầu thực vật trong sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá giúp phát triển thuỷ sản bền vững.

d) Các sản phẩm khô đậu nành lên men làm giảm khả năng hấp thu, giảm hàm lượng protein và giảm các chất kháng dinh dưỡng.

Câu 3. Bài thực hành “Chế biến và bảo quản cá xay làm thức ăn cho thuỷ sản ở quy mô nhỏ” được giao cho học sinh thực hành làm và quay video quy trình sản phẩm tại nhà và báo cáo trước lớp. Khi báo cáo, nhóm có trao đổi một số nhận định như sau:

a) Thức ăn là cá tạp khi chế biến nên xay trộn đều cùng các chất bám dính để cá dễ ăn hơn.

b) Thức ăn cá xay phải được bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông để không bị hỏng và làm giảm sự phân huỷ thức ăn.

c) Đối với thức ăn tươi sống như cá tạp, thời gian bảo quản trong điều kiện nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh (từ 4 °C đến 8 °C) có thể bảo quản được 1 tháng.

d) Nguyên tắc chung khi bảo quản và chế biến là không làm giảm chất lượng thức ăn.

Câu 4. Đọc thông tin sau:

“Trong công nghiệp chế biến cá tra, có khoảng 60% cơ thể cá không được sử dụng làm thực phẩm, bao gồm đầu, mỡ, da, nội tạng và xương. Những phế phụ phẩm này có chứa nhiều loại protein khác nhau. Các nhà khoa học đã tuyển chọn và sử dụng những loại enzyme thích hợp để thuỷ phân một số loại protein có trong phế phụ phẩm cá tra để chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine”.

Từ thông tin trên, có một số nhận định như sau:

a) Quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine có ý nghĩa giúp cải thiện hàm lượng lysine trong thức ăn, tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu lysine, giảm thiểu chi phí sản xuất.

b) Việc phối trộn nguyên liệu với với enzyme, bổ sung nước sạch và ủ trong thời gian thích hợp để enzyme thuỷ phân protein trong nguyên liệu thành lysine là quan trọng nhất.

c) Không thể thay thế phế phụ phẩm cá tra bằng bất kì loài cá nước mặn nào khác.

d) Nên áp dụng quá trình này ở những nước có nền khoa học phát triển.

Câu 5. Khi tìm hiểu về một số chất có nguồn gốc sinh học được sử dụng trong bảo quản thức ăn thuỷ sản, nhóm học sinh khi thuyết trình đưa ra một số nhận định như sau:

a) Khi bảo quản thức ăn thuỷ sản, người ta dùng một số loại tinh dầu như tinh dầu tỏi, gừng, quế,... vì có khả năng chống nấm mốc, vi khuẩn.

b) Các loại acid hữu cơ có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật có thể dùng trong bảo quản thức ăn thuỷ sản.

c) Probiotics giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho thuỷ sản và ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại.

d) Vitamin E và vitamin C đều có khả năng chống oxy hoá, bảo vệ thức ăn khỏi bị hư hỏng do oxy hoá, góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho thuỷ sản.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube