Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12_Chủ đề 9 Phòng, trị bệnh thuỷ sản

Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12
Chủ đề 9 Phòng, trị bệnh thuỷ sản


Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Bệnh thuỷ sản là

     A. trạng thái chậm lớn của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động.

     B. trạng thái bỏ ăn của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động.

     C. trạng thái không bình thường của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động.

     D. trạng thái tổn thương cơ thể của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động.

Câu 2. Thuỷ sản bị bệnh có thể có biểu hiện nào sau đây?

     A. Bơi tách đàn, giảm ăn hoặc bỏ ăn.

     B. Nhanh lớn, xuất hiện các tổn thương trên cơ thể.

     C. Chậm lớn, ăn nhiều.

     D. Ăn nhiều, hay nổi đầu vào buổi sáng.

Câu 3. Phòng bệnh cho thuỷ sản có vai trò nào sau đây?

     A. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trên động vật thuỷ sản.

     B. Nâng cao khả năng sinh sản của một số loài thuỷ sản.

     C. Bảo vệ các loài thuỷ sản trước các tác nhân gây bệnh.

     D. Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của các loài thuỷ sản.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản?

     A. Giảm tác hại của bệnh đối với động vật thuỷ sản.

     B. Nâng cao sức đề kháng cho động vật thuỷ sản.

     C. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thuỷ sản sinh trưởng và phát triển tốt.

     D. Tạo giống mới có khả năng kháng một số loại bệnh thường gặp.

Câu 5. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản đối với sức khoẻ con người?

     A. Giúp tăng tỉ lệ sống của thuỷ sản, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

     B. Giúp hạn chế lây truyền một số bệnh từ thuỷ sản sang người.

     C. Hạn chế tồn dư hoá chất trong môi trường nước.

     D. Giảm thiểu sự tiếp xúc của hoá chất độc hại đối với người nuôi.

Câu 6. Bệnh nào sau đây có thể lây truyền từ thuỷ sản sang người?

     A. Bệnh đốm trắng trên tôm.

     B. Bệnh gan thận mủ ở cá tra.

     C. Bệnh lồi mắt ở cá rô phi.

     D. Bệnh sán lá gan.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản?

     A. Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

     B. Nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

     C. Góp phần phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

     D. Giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.

Câu 8. Bệnh lồi mắt ở cá rô phi là do tác nhân nào sau đây gây ra?

     A. Liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae.

     B. Vi khuẩn Mycobacterium.

     C. Vi khuẩn Vibrio.

     D. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

Câu 9. Có phát biểu về triệu chứng của cá rô phi bị bệnh lồi mắt như sau:

(1) Thân cá có màu đen.

(2) Bơi tách đàn.

(3) Giảm ăn đến bỏ ăn.

(4) Xuất huyết trên da.

(5) Bệnh nặng gây xuất huyết mắt, lồi mắt .

(6) Bơi xoay tròn hoặc bơi không có định hướng. Số phát biểu đúng là:

     A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 10. Một trong những biện pháp phòng bệnh lồi mắt cá rô phi hiệu quả là:

     A. Sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp trộn vào thức ăn cho cá.

     B. Tiêm vaccine định kì cho cá.

     C. Tăng cường bổ sung chế phẩm vi sinh, vitamin để tăng sức đề kháng cho cá.

     D. Tăng lượng thức ăn cho cá vào ngày nắng nóng.

Câu 11. Khi phát hiện cá rô phi bị bệnh lồi mắt, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?

     A. Tiêm vaccine cho cá.

     B. Bổ sung thêm thức ăn để tăng cường năng lượng cho cá.

     C. Khử trùng nước ao nuôi.

     D. Bổ sung chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi vào thức ăn của cá.

Câu 12. Vì sao sau khi điều trị bệnh lồi mắt ở cá rô phi, cần bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn và môi trường nước?

     A. Để vi sinh vật có lợi tiêu diệt triệt để mầm bệnh.

     B. Để vi sinh vật ức chế nếu mầm bệnh tái phát.

     C. Để phục hồi hệ vi sinh có lợi cho môi trường và động vật thuỷ sản.

     D. Để hệ vi sinh vật có lợi cạnh tranh dinh dưỡng với vi sinh vật gây bệnh.

Câu 13. Bệnh lồi mắt ở cá rô phi là do tác nhân nào sau đây gây ra?

     A. Một loại vi khuẩn Gram dương.

     B. Một loại vi khuẩn Gram âm.

     C. Một loại virus có vật chất di truyền là DNA.

     D. Một loại virus có vật chất di truyền là RNA.

Câu 14. Bệnh gan thận mủ trên cá tra là do tác nhân nào sau đây gây ra?

     A. Liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae.

     B. Vi khuẩn Mycobacterium.

     C. Vi khuẩn Vibrio.

     D. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

Câu 15. Tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra là

     A. một loại vi khuẩn Gram dương.

     B. một loại vi khuẩn Gram âm.

     C. một loại virus có vật chất di truyền là DNA.

     D. một loại virus có vật chất di truyền là RNA.

Câu 16. Cá bị bệnh gan thận mủ sẽ có biểu hiện nào sau đây?

     A. Gan, lách, thận bị hoại tử thành những đốm trắng đục.

     B. Gan, ruột xuất huyết.

     C. Thận, lách sưng kèm theo xuất huyết hoặc tụ huyết.

     D. Gan, thận sưng kèm theo xuất huyết.

Câu 17. Bệnh gan thận mủ trên cá tra thường xuất hiện nhiều trong điều kiện nào sau đây?

     A. Mùa hè, trong những ao nuôi mật độ cao.

     B. Mùa hè, trong những ao nuôi mật độ thấp.

     C. Mùa xuân, trong những ao nuôi mật độ thấp.

     D. Mùa xuân, trong những ao nuôi mật độ cao.

Câu 18. Bệnh lồi mắt ở cá rô phi và bệnh gan thận mủ trên cá tra có điểm chung nào sau đây?

     A. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.

     B. Tác nhân gây bệnh là virus.

     C. Bệnh thường xuất hiện và gây hại chủ yếu vào mùa hè.

     D. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là sử dụng vaccine.

Câu 19. Bệnh hoại tử thần kinh (VNN) gây hại chủ yếu trên đối tượng thuỷ sản nào sau đây?

     A. Một số loài tôm nước ngọt.

     B. Một số loài tôm nước mặn.

     C. Một số loài cá nước mặn.

     D. Một số loài cá nước ngọt.

Câu 20. Bệnh hoại tử thần kinh (VNN) ở thuỷ sản do tác nhân nào sau đây gây ra?

     A. Một loại vi khuẩn Gram âm.

     B. Một loại vi khuẩn Gram dương.

     C. Một loại virus của vật chất di truyền là RNA.

     D. Một loại virus có vật chất di truyền là DNA.

Câu 21. Tác nhân gây bệnh hoại tử thần kinh (VNN) ở thuỷ sản có tên khoa học là

     A. Streptococcus agalactiae. B. Mycobacterium.

     C. Betanodavirus. D. Edwardsiella ictaluri.

Câu 22. Một trong những biểu hiện của động vật thuỷ sản khi bị bệnh hoại tử thần kinh (VNN) ở giai đoạn chuyển nặng là

     A. bơi lờ đờ, da tối màu.

     B. bơi lội hỗn loạn và không định hướng.

     C. giảm ăn, da tối màu.

     D. ăn mất kiểm soát, bơi lờ đờ.

Câu 23. Khi nói về bệnh hoại tử thần kinh (VNN) ở thuỷ sản, phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Tác nhân gây bệnh là virus.

     B. Tác nhân gây bệnh thường kí sinh trong nội tạng của thuỷ sản.

     C. Bệnh thường xuất hiện và gây hại chủ yếu trong mùa đông.

     D. Bệnh gây hại trên hầu hết các loài thuỷ sản.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phòng, trị bệnh của bệnh hoại tử thần kinh (VNN) ở thuỷ sản?

     A. Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị đúng liều trong giai đoạn bệnh mới xuất hiện sẽ cho hiệu quả điều trị cao.

     B. Nên kết hợp kháng sinh với vitamin C để tăng sức đề kháng cho động vật thuỷ sản.

     C. Sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho động vật thuỷ sản.

     D. Thường xuyên khử trùng nước ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.

Câu 25. Có thể phòng bệnh hoại tử thần kinh (VNN) cho động vật thuỷ sản bằng biện pháp nào sau đây?

     A. Định kì khử trùng nước ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.

     B. Bổ sung vào thức ăn một số loại kháng sinh phù hợp.

     C. Tăng cường sử dụng thức ăn tươi sống để tăng sức đề kháng cho động vật thuỷ sản.

     D. Chọn cá giống khoẻ mạnh, không bị nhiễm bệnh.

Câu 26. Bệnh đốm trắng trên tôm do tác nhân nào sau đây gây ra?

     A. Một loại vi khuẩn Gram âm.

     B. Một loại vi khuẩn Gram dương.

     C. Một loại virus của vật chất di truyền là RNA.

     D. Một loại virus có vật chất di truyền là DNA.

Câu 27. Tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm có tên khoa học là:

     A. Streptococcus agalactiae. B. Baculovirus.

     C. Betanodavirus. D. Edwardsiella ictaluri.

Câu 28. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh đốm trắng trên tôm là

     A. Xuất hiện những đốm trắng trên thịt tôm ở giai đoạn bệnh nặng.

     B. Xuất hiện những đốm trắng trên vỏ tôm ở giai đoạn bệnh nặng.

     C. Xuất hiện những đốm trắng trên vỏ tôm ở giai đoạn bệnh mới bắt đầu.

     D. Xuất hiện những đốm trắng trên thịt tôm ở giai đoạn bệnh mới bắt đầu.

Câu 29. Khi nói về bệnh đốm trắng trên tôm, phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Bệnh thường lây lan nhanh trong ao nuôi.

     B. Tác nhân gây bệnh có thể là virus hoặc vi khuẩn.

     C. Bệnh thường xuất hiện và gây hại chủ yếu trong mùa hè.

     D. Bệnh thường ít gây chết, tôm bị bệnh thường ăn ít và chậm lớn.

Câu 30. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phòng, trị bệnh đốm trắng trên tôm?

     A. Sử dụng chế phẩm sinh học trong giai đoạn bệnh mới xuất hiện sẽ cho hiệu quả điều trị cao.

     B. Nên kết hợp kháng sinh với vitamin C để tăng sức đề kháng tôm.

     C. Sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho tôm.

     D. Phòng bệnh là biện pháp chủ yếu để hạn chế dịch bệnh.

Câu 31. Có thể sử dụng biện pháp nào sau đây để phòng bệnh đốm trắng trên tôm?

     A. Tiêm vaccine định kì theo quy định.

     B. Bổ sung vào thức ăn một số loại kháng sinh phù hợp.

     C. Bổ sung vitamin C vào nước nuôi để tăng sức đề kháng cho tôm.

     D. Ngăn chặn không cho vật chủ trung gian bên ngoài vào ao nuôi.

Câu 32. Một ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng, cách xử lí nào sau đây là phù hợp để phòng bệnh đốm trắng?

     A. Tháo bớt nước ao tôm bị bệnh ra bên ngoài để loại bỏ bớt nguồn bệnh trong ao.

     B. Chuyển tôm chưa bị bệnh sang khu vực lân cận.

     C. Tiêu huỷ đối với tôm đã chết.

     D. Chọn bán tôm đạt kích cỡ thương phẩm.

Câu 33. Biện pháp nào sau đây không có tác dụng phòng bệnh đốm trắng trên tôm?

     A. Chọn con giống khoẻ mạnh, không nhiễm bệnh và có chứng nhận kiểm dịch.

     B. Khử trùng các dụng cụ, phương tiện ra vào khu vực nuôi tôm.

     C. Bổ sung vitamin C vào nước nuôi để tăng sức đề kháng cho tôm.

     D. Khi sử dụng thức ăn tươi sống cần đảm bảo thức ăn không nhiễm mầm bệnh.

Câu 34. Có thể ứng dụng kĩ thuật/công nghệ nào sau đây để phát hiện sớm bệnh thuỷ sản?

     A. Công nghệ lên men. B. Công nghệ vi sinh.

     C. Kĩ thuật chuyển gene. D. Kĩ thuật PCR.

Câu 35. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán sớm bệnh thuỷ sản có nghĩa là

     A. phát hiện sự hiện diện của tác nhân gây bệnh ngay khi bệnh chưa biểu hiện.

     B. chẩn đoán chính xác bệnh cho các cá thể bị bệnh.

     C. rút ngắn quy trình chẩn đoán bệnh thuỷ sản.

     D. chẩn đoán bệnh cho thuỷ sản ngay ở giai đoạn giống.

Câu 36. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện sớm bệnh thuỷ sản có ý nghĩa nào sau đây?

     A. Xác định chính xác tác nhân gây bệnh.

     B. Nâng cao hiệu quả phòng, trị bệnh.

     C. Ngăn ngừa tác nhân gây bệnh phát tán ra môi trường.

     D. Xác định tác nhân gây bệnh cho đàn giống.

Câu 37. Quy trình phát hiện virus (có vật chất di truyền DNA) gây bệnh thuỷ sản gồm mấy bước?

     A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 38. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về ưu điểm của vaccine DNA so với vaccine truyền thống?

     A. Chi phí sản xuất thấp, quy trình sản xuất đơn giản.

     B. Sử dụng được cho nhiều loại bệnh khác nhau.

     C. Tính ổn định và tính an toàn cao.

     D. Có hiệu quả cao trong cả phòng và trị bệnh.

Câu 39. Trong chế phẩm vi sinh phòng, trị bệnh thuỷ sản thường có chứa thành phần nào sau đây?

     A. Các chủng virus có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.

     B. Các chủng vi khuẩn sản sinh ra các chất tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản.

     C. Các chủng nấm có khả năng gây bệnh cho động vật thuỷ sản.

     D. Các chủng vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh trong môi trường nuôi thuỷ sản.

Câu 40. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về đặc tính của các loài thảo dược?

     A. Có khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao.

     B. Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho động vật thuỷ sản.

     C. Chứa nhiều hoạt chất kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển.

     D. Chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính kháng bệnh cao.

Câu 41. Một trong những ưu điểm của việc sử dụng chế phẩm thảo dược trong phòng, trị bệnh cho thuỷ sản là

     A. phòng, trị bệnh cho hiệu quả nhanh.

     B. phòng, trị bệnh có tính đặc hiệu cao.

     C. an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.

     D. giá thành thấp và cho hiệu quả phòng, trị bệnh lâu dài.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Khi quan sát ao nuôi cá rô phi, thấy cá có các biểu hiện như: thân cá có màu đen, bơi tách đàn, bỏ ăn, xuất huyết trên da, xuất huyết mắt, lồi mắt, bơi xoay tròn hoặc bơi không có định hướng. Sau đây là một số nhận định:

a) Các biểu hiện cho thấy cá bị bệnh lồi mắt ở giai đoạn nặng.

b) Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Streptococcus agalactiae.

c) Người nuôi cần bổ sung chế phẩm vi sinh, vitamin vào thức ăn để trị bệnh cho cá.

d) Thu toàn bộ cá trong ao, tiến hành sát khuẩn, khử trùng ao cũng như nguồn nước trước khi nuôi lứa mới.

Câu 2. Một hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Để phòng, trị bệnh đốm trắng cho tôm, người ta đã đưa ra các nhận định như sau:

a) Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là xuất hiện các đốm trắng trên thịt tôm.

b) Bệnh do virus gây ra, chưa có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là biện pháp chủ yếu để hạn chế dịch bệnh.

c) Mua tôm giống ở cơ sở uy tín, lựa chọn tôm khoẻ và có chứng nhận kiểm dịch để đảm bảo tôm giống không mang mầm bệnh.

d) Khi phát hiện tôm bị bệnh, cần tiêu huỷ tôm chết theo đúng quy định, xả hết nước ao nuôi ra môi trường, khử trùng ao trước khi nuôi lứa mới.

Câu 3. Trong bài thuyết trình về ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản, một nhóm học sinh đã đưa ra một số nhận định như sau:

a) Có thể sử dụng chế phẩm vi sinh để tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản.

b) Có thể sử dụng chế phẩm dịch tỏi lên men trộn vào thức ăn cho cá để trị bệnh đốm trắng trên tôm.

c) Trong sản xuất cá giống, để tránh lây truyền virus gây bệnh từ cá bố mẹ sang con giống cần ứng dụng kĩ thuật PCR để phát hiện sớm mầm bệnh trong cá bố, mẹ.

d) Chế phẩm vi sinh có hiệu quả cao trong trị bệnh nhưng ít có tác dụng trong phòng bệnh, vì vậy không nên sử dụng chế phẩm vi sinh trong phòng bệnh thuỷ sản.



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube