Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12_Chủ đề 8 Công nghệ nuôi thuỷ sản

Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12
Chủ đề 7 Công nghệ nuôi thuỷ sản



Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Giá trị pH phù hợp của nước nơi đặt lồng nuôi cá rô phi là

     A. Từ 3 đến 7.                                                              B. Từ 5 đến 7.

     C. Từ 6,5 đến 8,5.                                                        D. Từ 3 đến 4.

Câu 2. Vị trí đặt lồng nuôi cá rô phi trên sông cần thoáng gió, có mặt nước rộng và tốc độ dòng chảy phù hợp khoảng

     A. 0,2 – 0,3 m/s.                                                           B. 2 – 3 m/s.

     C. 20 – 30 m/s.                                                             D. 10 – 30 m/s.

Câu 3. Không nên đặt lồng nuôi cá ở vị trí nào sau đây?

     A. Sông.                             B. Hồ chứa.                       C. Bãi triều.      D. Hồ thuỷ điện.

Câu 4. Lồng nuôi cá rô phi trên sông thành từng cụm, số ô lồng phù hợp trong mỗi cụm lồng nuôi cá là

     A. khoảng 10 đến 15 lồng.                                           B. khoảng 5 đến 10 lồng.

     C. khoảng 20 đến 40 lồng.                                           D. khoảng 1 đến 5 lồng.

Câu 5. Số lượng phao phù hợp để nâng đỡ cho mỗi ô lồng là

     A. từ 5 đến 10 phao.                                                     B. từ 8 đến 12 phao.                                      

     C. từ 1 đến 2 phao.                                                       D. từ 20 đến 30 phao.

Câu 6. Chọn các rô phi giống cần đảm bảo các yêu cầu nào sau đây?

     A. Chọn cá khoẻ, đồng đều, màu sắc tươi sáng, mang ít mầm bệnh.

     B. Chọn cá khoẻ mạnh, kích cỡ không đồng đều, mang ít mang mầm bệnh.

     C. Chọn cá khoẻ mạnh, không đồng đều, mang nhiều mầm bệnh.

     D. Chọn cá khoẻ, đồng đều, phản ứng nhanh nhẹn, không mang mầm bệnh.

Câu 7. Khi nói về khâu lựa chọn và thả giống cá rô phi nuôi trong lồng, có các nhận định như sau:

(1) Mật độ cá thả phụ thuộc vào kích cỡ cá và vị trí đặt lồng.

(2) Tiến hành thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh hiện tượng cá bị sốc nhiệt.

(3) Trước khi thả cá, cần tắm cá trong dung dịch nước muối đậm đặc khoảng 5 – 10 phút.

(4) Nên thả cá từ từ cho cá làm quen với môi trường nước mới.

Số nhận định đúng là:

     A. 3.                                   B. 2.                                   C. 4.      D. 1.

Câu 8. Người nuôi thường cho cá rô phi ăn 2 lần trong ngày, vào khoảng thời gian phù hợp là

     A. khoảng 8 – 9 giờ sáng và 3 – 4 giờ chiều.              B. khoảng 5 – 6 giờ sáng và 5 – 6 giờ chiều.

     C. khoảng 3 – 4 giờ sáng và 3 – 4 giờ chiều.              D. khoảng 4 – 5 giờ sáng và 5 – 6 giờ chiều.

Câu 9. Cho các phát biểu như sau:

(1) Lồng cá được đặt ở nơi thông thoáng, có dòng nước luôn lưu thông.

(2) Nước sạch không bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước sinh hoạt.

(3) Đặt lồng ở nơi nước đứng hoặc nước chảy xiết, những khúc sông hay bị sạt lở.

(4) Vị trí đặt lồng phải thuận lợi giao thông để thuận tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lí, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.

(5) Môi trường nước để đặt lồng phải đảm bảo các yếu tố kĩ thuật về độ pH, nồng độ oxygen hoà tan, amoni tổng số, độ trong.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về những vấn đề người nuôi cần lưu ý khi đặt lồng nuôi cá rô phi?

     A. 4.                                   B. 2.                                   C. 3.      D. 5.

Câu 10. Cho các phát biểu như sau:

(1) Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước.

(2) Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên chìm để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước.

(3) Số lượng và chất lượng thức ăn phải được điều chỉnh theo kích cỡ cá.

(4) Vào những ngày thời tiết xấu nên tăng lượng thức ăn cho cá.

(5) Người nuôi cần định kì kiểm tra tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá hằng ngày.

Những phát biểu không đúng khi nói về khâu quản lí, chăm sóc cá rô phi nuôi trong lồng là:

     A. (2), (3).                          B. (1), (3).                          C. (2), (4).      D. (2), (5).

Câu 11. Để sát khuẩn và hạn chế kí sinh trùng tại mỗi lồng nuôi cá, không nên dùng loại hoá chất nào?

     A. Chlorine.                       B. Iodine.                           C. Phèn nhôm.                                     D. Vôi.

Câu 12. Khi phát hiện nguồn nước nuôi cá không đảm bảo, không nên thực hiện biện pháp nào sau đây:

     A. Treo túi vôi hoặc sử dụng thuốc sát trùng nguồn nước chậm tan ở giữa lồng để sát trùng nguồn nước.

     B. Cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp, thuốc tăng cường miễn dịch, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho cá.

     C. Vớt bỏ cá ra khỏi lồng và đem xử lí theo quy định.

     D. Có thể cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc diệt nội, ngoại kí sinh trùng.

Câu 13. Đối với trường hợp dịch bệnh xảy ra tại lồng nuôi cá rô phi, người nuôi cần xử lí một số cách sau đây:

(1) Vớt loại bỏ cá chết, cá bệnh nặng ra khỏi lồng nuôi.

(2) Gửi mẫu cá có biểu hiện bệnh đến các phòng thí nghiệm, xin tư vấn của nhà chuyên môn.

(3) Tiến hành sát trùng lưới, dụng cụ, nguồn nước nuôi lồng.

(4) Thu hoạch sớm tất cả cá trong lồng nuôi.

(5) Điều trị cho cá bằng các loại thuốc theo liều lượng, cách dùng theo quy định.

Số cách xử lí đúng là:

     A. 4.                                   B. 3.                                   C. 2.      D. 5.

Câu 14. Trước khi thu hoạch cá rô phi thương phẩm cần lưu ý những vấn đề như sau:

(1) Không đánh bắt, tiêu thụ cá thương phẩm khi dừng sử dụng thuốc điều trị chưa hết thời gian quy định.

(2) Trước khi thu hoạch, dừng cho cá ăn từ 1 đến 2 ngày.

(3) Khi đánh bắt cá trong lồng lưới cần kéo dồn cá nhẹ nhàng, cẩn thận về một góc để tránh làm cá nhảy ra khỏi lồng.

(4) Cần chuẩn bị phương tiện vận chuyển cá sống phù hợp; đánh bắt cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cá.

(5) Cá thương phẩm cần được lưu giữ, vận chuyển đi tiêu thụ trong nguồn nước sạch, mát, cung cấp đủ oxygen, nên tiêu thụ ngay trong ngày.

Số lưu ý đúng là:

     A. 4.                                   B. 5.                                   C. 3.      D. 2.

Câu 15. Kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao từ giống lên thương phẩm hiện nay được chia thành mấy giai đoạn?

     A. 4.                                   B. 2.                                   C. 5.      D. 3.

Câu 16. Hệ thống ao nuôi tôm ở mỗi giai đoạn đều cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

(1) Ao được lắp đặt hệ thống sục khí hoặc có thể thêm quạt nước hoặc mái che vào mùa nóng.

(2) Vệ sinh, khử trùng ao nuôi bằng hoá chất phù hợp trước cấp nước.

(3) Nước trước khi đưa vào ao phải được lọc và khử trùng theo đúng quy trình.

(4) Sử dụng các men vi sinh để gây màu cho ao nuôi.

(5) Thử nước với tôm giống trước khi thả giống chính thức.

Số phương án đúng là:

     A. 5.                                   B. 4.                                   C. 3.      D. 1.

Câu 17. Tiêu chuẩn phù hợp của tôm giống được thả vào ao nuôi khi có kích thước

     A. từ 5 đến 7 mm.                                                        B. từ 3 đến 5 mm.

     C. từ 2 đến 7 mm.                                                        D. từ 9 đến 11 mm.

Câu 18. Khi thả tôm giống vào ao nuôi, cần chú ý những yêu cầu sau:

(1) Lựa chọn tôm giống khoẻ mạnh, đạt yêu cầu kích thước và chất lượng, được sản xuất từ trại giống có đủ điều kiện theo quy định.

(2) Tôm cần được thuần hoá độ mặn và pH tương đương với điều kiện của ao ương giai đoạn một.

(3) Thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý.

(4) Ngâm bao tôm giống xuống ao từ 15 đến 20 phút để cân bằng nhiệt độ giữa môi trường trước khi thả để tránh tôm bị sốc nhiệt.

Số phương án đúng là:

     A. 4.                                   B. 2.                                   C. 3.      D. 1.

Câu 19. Khi lượng oxygen trong nước ao nuôi tôm xuống quá thấp, biện pháp điều chỉnh nào sau đây là không phù hợp?

     A. Bật quạt nước, máy sục khí để tăng lượng oxygen trong nước.

     B. Bơm nước mới vào ao để bổ sung oxygen.

     C. Tăng số lượng tôm trong ao để giảm nhu cầu oxygen.

     D. Dùng các chế phẩm sinh học có khả năng phân huỷ thức ăn thừa và tảo để tăng lượng oxy trong nước.

Câu 20. Người nuôi tôm có biện pháp xử lí như thế nào khi độ pH của nước nuôi quá cao như sau:

(1) Thay nước cho ao để giảm độ pH.

(2) Sử dụng các chất điều chỉnh pH: Dùng nitric acid, sulfuric acid hoặc các chế phẩm sinh học để giảm độ pH.

(3) Sử dụng baking soda hoặc các chế phẩm sinh học để khử NH3.

(4) Tăng cường sục khí giúp tăng lượng oxygen trong nước và giảm độ pH.

Các biện pháp xử lí đúng là:

     A. (1), (2), (3), (4).                                                       B. (1), (2), (4).

     C. (1), (3), (4).                                                             D. (2), (3), (4).

Câu 21. Khi phát hiện lượng NH3 trong nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng vượt quá mức cho phép, người nuôi cần tiến hành các biện pháp sau đây:

(1) Bơm nước mới vào ao để giảm lượng NH3.

(2) Sử dụng nitric acid, sulfuric acid để khử NH3.

(3) Giảm lượng thức ăn, tránh thức ăn dư thừa.

(4) Siphon đáy ao để loại bỏ thức ăn dư thừa và phân tôm để giảm lượng NH3.

Số phương án đúng là:

     A. 3.                                   B. 2.                                   C. 1.      D. 4.

Câu 22. Khi nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao, mật độ thả tôm giống phù hợp ở giai đoạn 1 là

     A. từ 5 000 đến 10 000 con/m2.                                   B. từ 500 đến 1000 con/m2.

     C. từ 150 đến 300 con/m2.                                           D. từ 50 đến 100 con/m2.

Câu 23. Khi nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao, mật độ thả tôm giống phù hợp ở giai đoạn 2 là

     A. từ 250 đến 500 con/m2.                                           B. từ 500 đến 1.000 con/m2.

     C. từ 150 đến 300 con/m2.                                           D. từ 50 đến 100 con/m2.

Câu 24. Mật độ thả tôm giống từ 150 đến 250 con/m là phù hợp với giai đoạn nào của kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng?

     A. Giai đoạn 2.                  B. Giai đoạn 1.                  C. Giai đoạn 3. D. Giai đoạn 4.

Câu 25. Nhận định nào không đúng về khâu quản lí, chăm sóc tôm thẻ chân trắng?

     A. Cần định kì kiểm tra sinh trưởng của tôm và các yếu tố môi trường nước ao nuôi.

     B. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn thừa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

     C. Khối lượng thức ăn và kích cỡ được lựa chọn phù hợp với ngày tuổi của tôm theo khuyến cáo của nhà sản xuất thức ăn.

     D. Các giai đoạn phát triển của tôm đều sử dụng loại thức ăn và tần suất cho ăn giống nhau.

Câu 26. Kích thước phù hợp để thu hoạch tôm thẻ chân trắng thương phẩm là

     A. khoảng 30 – 50 con/kg.                                           B. khoảng 10 – 20 con/kg.

     C. khoảng 5 – 10 con/kg.                                             D. khoảng 15 – 20 con/kg.

Câu 27. Ngao Bến Tre thường được nuôi ở nơi nào sau đây?

     A. Hồ thuỷ điện.                B. Sông.                             C. Bãi triều.      D. Ao.

Câu 28. Độ mặn thích hợp của bãi triều để lựa chọn nuôi ngao Bến Tre là

     A. từ 1 đến 5 %.                                                           B. từ 5 đến 10 %.

     C. từ 10 đến 15 %.                                                       D. từ 15 đến 25 %o.

Câu 29. Chuẩn bị bãi nuôi ngao Bến Tre cần chú ý các vấn đề như sau:

(1) Cần đóng cọc, vây lưới hoặc quây xung quanh bãi bằng lưới.

(2) Vệ sinh bãi, thu gom đá sỏi, cày xới mặt bãi, san phẳng, tạo các rãnh nhỏ cho nước rút khi thuỷ triều xuống.

(3) Chọn bãi nuôi không bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp hay nước thải sinh hoạt.

(4) Chọn nơi có nước triều lên xuống êm, vị trí thông thoáng, bãi có đáy là cát bùn từ 60 % đến 80 %

Số phương án đúng là:

     A. 3.                                   B. 2.                                   C. 4.      D. 1.

Câu 30. Những đặc điểm phù hợp để chọn ngao làm giống là

     A. con giống khoẻ, vỏ ngoài sáng bóng, bị dập vỡ, không đồng đều về kích cỡ.

     B. con giống khoẻ, vỏ ngoài sẫm màu, không đồng đều về kích cỡ.

     C. con giống khoẻ, vỏ ngoài sẫm màu, bị dập vỡ, đồng đều về kích cỡ.

     D. con giống khoẻ, vỏ ngoài sáng bóng, không bị dập vỡ, đồng đều về kích cỡ.

Câu 31. Mùa vụ thả ngao hàng năm phù hợp là

     A. từ tháng 4 đến tháng 6.                                            B. từ tháng 2 đến tháng 9.

     C. từ tháng 4 đến tháng 7.                                            D. từ tháng 2 đến tháng 3.

Câu 32. Khi thả giống ngao Bến Tre, người nuôi không nên thực hiện việc nào sau đây?

     A. Rải đều con giống lên khắp bề mặt bãi nuôi khi bãi ngập nước khoảng 10 cm.

     B. Tuỳ vào kích cỡ giống thả mà thả ngao giống với mật độ phù hợp.

     C. Nên rải đều ngao giống lên mặt bãi vào sáng sớm hoặc chiều mát trước khi nước triều rút.

     D. Những nơi có sóng gió lớn thì nên thả ngao giống cỡ lớn và ngược lại.

Câu 33. Phát biểu nào sau đây là lí do phù hợp để giải thích cho việc trong quá trình nuôi ngao không cần phải cho ăn?

     A. Ngao là loài ăn tạp, chúng ăn các sinh vật phù du trong nước.

     B. Ngao là loài ăn lọc, chúng ăn các sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ trong nước.

     C. Ngao là sinh vật có thể tự tổng hợp được chất dinh dưỡng cho cơ thể.

     D. Ngao là loài ăn lọc, chúng ăn các thực vật phù du, cá, động vật nguyên sinh trong nước.

Câu 34. Khi thực hiện khâu quản lí và chăm sóc ngao ngoài bãi triều, không nên thực hiện công việc nào sau đây?

     A. Định kì vệ sinh bãi nuôi; thường xuyên kiểm tra bãi nuôi để loại bỏ địch hại, rác thải và ngao chết.

     B. Cào và san thưa những nơi ngao tập trung quá dày để giảm cạnh tranh thức ăn.

     C. Thường xuyên kiểm tra lưới chắn để ngao không bị sóng đánh ra ngoài bãi nuôi.

     D. Cào và san thừa những nơi ngao tập trung quá dày để tăng cạnh tranh thức ăn.

Câu 35. Có thể thu hoạch ngao thương phẩm khi có kích cỡ phù hợp là

     A. từ 30 đến 50 con/kg.                                               B. từ 10 đến 20 con/kg.

     C. từ 15 đến 25 con/kg.                                               D. từ 20 đến 30 con/kg.

Câu 36. Hình thức thu hoạch ngao mà chỉ thu những con có kích thước lớn đạt tiêu chuẩn, các con nhỏ để nuôi tiếp được gọi là phương pháp

     A. thu toàn bộ.                   B. thu tỉa.                           C. thu bán phần.                                       D. thu ngắt quãng.

Câu 37. Hình thức thu hoạch ngao nên áp dụng khi hầu hết số ngao trên bãi đạt kích thước tiêu chuẩn, tiến hành thu toàn bộ số ngao ở bãi khi nước triều rút gọi là phương pháp

     A. thu tỉa.                                                                     B. thu toàn bộ.

     C. thu bán phần.                                                           D. thu ngắt quãng.

Câu 38. Trong kĩ thuật nuôi ngao Bến Tre ngoài bãi triều, người nuôi nên thu hoạch ngao vào thời điểm nào sau đây?

     A. Khi bãi nuôi ngập nước khoảng 10 cm.                  B. Khi nước triều lên.

     C. Vào sáng sớm.                                                         D. Khi nước triều rút.

Câu 39. Trong kĩ thuật nuôi ngao Bến Tre ngoài bãi triều, người nuôi nên thu hoạch ngao sau bao nhiêu tháng nuôi?

     A. Sau khoảng 12 – 18 tháng nuôi.                              B. Sau khoảng 1 – 6 tháng nuôi.

     C. Sau khoảng 2 – 8 tháng nuôi.                                  D. Sau khoảng 5 – 10 tháng nuôi.

Câu 40. Có các nhận định sau về lợi ích của nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP:

(1) Giúp cơ sở nuôi giảm chi phí sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng ổn định.

(2) Giúp người lao động được làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh.

(3) Giúp với người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

(4) Gây ô nhiễm môi trường sinh thái trầm trọng.

(5) Cung cấp cho cơ sở chế biến thuỷ sản nguồn nguyên liệu đảm bảo.

Các nhận định đúng là:

     A. (1), (2), (4), (5).            B. (1), (2), (3), (5).            C. (2), (3), (4), (5).                                   D. (1), (3), (4), (5).

Câu 41. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lợi ích của việc nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP đối với cơ sở chế biến thuỷ sản?

     A. Được cung cấp nguồn nguyên liệu đảm bảo.

     B. Giúp giảm chi phí ở các công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm thuỷ sản.

     C. Tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản.

     D. Giúp cơ sở nuôi trồng tiết kiệm chi phí sản xuất.

Câu 42. Trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP, việc lựa chọn địa điểm nuôi phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

     A. Địa điểm nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch của khu bảo tồn đất ngập nước và khu bảo tồn biển.

     B. Địa điểm nuôi phải nằm trong vùng phạm vi các khu vực bảo tồn quốc gia hoặc quốc tế.

     C. Địa điểm nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản, không có nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường,...

     D. Địa điểm nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản, có nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Câu 43. Quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP tuân theo bao nhiêu yêu cầu?

     A. 6.                                   B. 7.                                   C. 5.      D. 4.

Câu 44. Phát biểu nào đây không chính xác để giải thích cho việc phải khử trùng con giống trước khi thả vào nơi nuôi?

     A. Khử trùng giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,... trên con giống, bảo vệ con giống nuôi khỏi dịch bệnh.

     B. Khử trùng giúp loại bỏ các kí sinh trùng và vi sinh vật có hại trên con giống, giúp con giống phát triển khoẻ mạnh và nâng cao tỉ lệ sống.

     C. Khử trùng giúp nâng cao chất lượng con giống.

     D. Giúp con giống phát triển tốt hơn, ít bị bệnh, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu 45. Vào ban đêm, những ngày trời âm u và các tháng cuối của vụ nuôi phải làm gì để tăng lượng khí oxygen hoà tan cho ao nuôi?

     A. Sử dụng quạt nước.                                                 B. Sử dụng phân vi sinh.

     C. Bổ sung chế phẩm sinh học.                                   D. Bón vôi.

Câu 46. Giống thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP cần đảm bảo những yêu cầu sau đây?

(1) Con giống phải nằm trong danh mục các loài thuỷ sản được phép kinh doanh.

(2) Con giống phải đảm bảo chất lượng và được kiểm dịch theo quy định.

(3) Quá trình vận chuyển con giống phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức sống, chất lượng con giống.

(4) Khi thả giống, lưu ý cân bằng giữa môi trường ao (bể) nuôi và môi trường nước vận chuyển, tránh gây sốc cho con giống.

(5) Mật độ và mùa vụ thả phải tuân theo quy trình nuôi. Số phương án đúng là:

     A. 5.                                   B. 2.                                   C. 4.      D. 3.

Câu 47. Cho một số biện pháp phòng, trị bệnh thuỷ sản như sau:

(1) Chọn con giống khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

(2) Sử dụng thức ăn an toàn, chất lượng cao.

(3) Quản lí môi trường ao nuôi tốt, đảm bảo các yếu tố như độ pH, độ kiềm, độ mặn, oxygen hoà tan,...

(4) Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của thuỷ sản, phát hiện bệnh sớm để có biện pháp xử lí kịp thời.

(5) Sử dụng các loại thảo dược, chế phẩm sinh học, vitamin C,... để tăng cường sức đề kháng cho thuỷ sản; kết hợp với các biện pháp xử lí môi trường ao nuôi.

(6) Luôn sử dụng thuốc hoá chất để khử trùng nước vào ao nuôi.

Số phương án đúng theo tiêu chuẩn VietGAP là:

     A. 5.                                   B. 6.                                   C. 4.      D. 3.

Câu 48. Việc thu gom, xử lí chất thải trong nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP không có ý nghĩa nào sau đây?

     A. Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái.

     B. Giúp cải thiện chất lượng nước, tạo môi trường tốt cho con giống nuôi phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất.

     C. Nâng cao chất lượng con giống.

     D. Giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Câu 49. Việc lưu trữ hồ sơ trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm mục đích như sau:

(1) Hồ sơ giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản, từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, đến quá trình nuôi trồng, thu hoạch và chế biến.

(2) Việc truy xuất nguồn gốc giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ thương hiệu và uy tín của sản phẩm.

(3) Hồ sơ giúp các cơ quan chức năng đánh giá và kiểm tra việc tuân thủ các quy định của VietGAP.

(4) Hồ sơ giúp người nuôi thuỷ sản ghi chép, theo dõi và đánh giá quá trình sản xuất.

(5) Hồ sơ cung cấp bằng chứng cho các tuyên bố về chất lượng sản phẩm.

(6) Việc lưu trữ hồ sơ giúp đáp ứng yêu cầu của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Số phương án đúng là:

     A. 5.                                   B. 6.                                   C. 4.      D. 3.

Câu 50. Lí do nào không phù hợp để giải thích cho việc nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP không gây ô nhiễm môi trường?

     A. VietGAP giúp kiểm soát nguồn gốc con giống, kiểm soát lượng thức ăn phù hợp, giúp hạn chế nguy cơ dịch bệnh, giúp giảm thiểu lượng thức ăn dư thừa.

     B. VietGAP chỉ cho phép sử dụng hoá chất và thuốc thú y khi thật sự cần thiết.

     C. VietGAP yêu cầu xây dựng hệ thống xử lí chất thải hợp lí, đảm bảo an toàn cho môi trường nước, bảo vệ hệ sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.

     D. VietGAP cho phép sử dụng hoá chất và thuốc thú y bất kể khi nào bùng dịch bệnh.

Câu 51. Nhân sự trong cơ sở nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP phải đáp ứng những yêu cầu như sau:

(1) Người quản lí cơ sở nuôi phải có kiến thức về nuôi trồng thuỷ sản, được tập huấn thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo tiêu chuẩn VietGAP.

(2) Người lao động làm việc tại cơ sở nuôi phải đủ 25 tuổi trở lên.

(3) Người lao động được trang bị bảo hộ lao động phù hợp, đảm bảo điều kiện làm việc.

(4) Người lao động phải được tập huấn về nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP và an toàn lao động theo đúng các vị trí làm việc.

(5) Cơ sở nuôi phải đảm bảo yêu cầu về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và trách nhiệm xã hội.

Số phương án đúng là:

     A. 5.                                   B. 4.                                   C. 2.      D. 3.

Câu 52. Lí do nào chưa chính xác khi nói về việc cần phải vận hành thử quy trình truy xuất nguồn gốc trước khi chính thức thực hiện?

     A. Giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn trong quy trình truy xuất nguồn gốc.

     B. Giúp đào tạo nhân viên về cách thức thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc.

     C. Giúp nâng cao hiệu quả của sản phẩm thuỷ sản.

     D. Giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lí.

Câu 53. Nội dung nào không đúng khi nói về công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn?

     A. Đây là hệ thống nuôi thuỷ sản tiết kiệm nước.

     B. Là công nghệ nuôi tái sử dụng nguồn nước.

     C. Phần lớn nước thải sau khi nuôi sẽ được xử lí và quay trở lại hệ thống nuôi trong một quy trình khép kín.

     D. Nguồn nước thải từ bể nuôi được xử lí nhờ hệ thống lọc sinh học trước khi thải ra môi trường.

Câu 54. Phát biểu nào không đúng khi nói về ưu điểm của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn?

     A. Kiểm soát hoàn toàn chất lượng nước vào và ra.

     B. Cần nguồn nhân lực có trình độ cao.

     C. Giúp tăng năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn.

     D. Tiết kiệm nước, đảm bảo an toàn sinh học.

Câu 55. Nhược điểm của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn là

     A. tiết kiệm nước.

     B. chỉ phi đầu tư ban đầu cao.

     C. giúp tăng năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn.

     D. kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm.

Câu 56. Ý nào đúng khi nói về ưu điểm của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn?

     A. Khi vận hành tốn nhiều năng lượng.

     B. Cần nguồn nhân lực có trình độ cao.

     C. Chi phí đầu tư ban đầu cao.

     D. Tiết kiệm nước, năng suất cao.

Câu 57. Cho các phát biểu sau:

(1) Kiểm soát hoàn toàn chất lượng nước vào và ra.

(2) Tăng hàm lượng oxygen và tạo dòng chảy kích thích cả lớn nhanh.

(3) Giúp tăng năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn

(4) Tiết kiệm nước, đảm bảo an toàn sinh học.

(5) Tăng cường ô nhiễm môi trường.

(6) Kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm.

Số phát biểu đúng khi nói về ưu điểm của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn là:

     A. 3.                                   B. 5.                                   C. 4.      D. 6.

Câu 58. Công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào hệ thống nuôi vì những lí do sau đây:

(1) Kiểm soát nguồn nước.

(2) Hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

(3) Kiểm soát môi trường nuôi.

(4) Tăng cường ô nhiễm môi trường.

(5) Theo dõi và giám sát sức khoẻ con nuôi.

Số đáp án đúng là:

     A. 3.                                   B. 4.                                   C. 4.      D. 2.

Câu 59. Thành phần cơ bản của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn gồm các loại bể theo thứ tự nào sau đây?

     A. Bể nuôi → Bể chứa nước thải → Bể lọc sinh học → Bể lọc cơ học → Bể chứa nước sạch.

     B. Bể nuôi → Bể chứa nước thải → Bể lọc sinh học → Bể lọc cơ học → Bể chứa nước sạch.

     C. Bể nuôi → Bể lọc cơ học → Bể chứa nước thải → Bể lọc sinh học → Bể chứa nước sạch.

     D. Bể nuôi → Bể chứa nước sạch → Bể lọc cơ học → Bể chứa nước thải → Bể lọc sinh học.

Câu 60. Phần lớn chất thải rắn trong nước thải sẽ được giữ lại và loại bỏ ở nhờ hệ thống nào sau đây?

     A. Bể nuôi.                                                                   B. Bể lọc cơ học.

     C. Bể lọc sinh học.                                                       D. Bể chứa nước thải.

Câu 61. Cho sơ đồ hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn như sau:




Chú thích nào sau đây là đúng:

     A. 1 – bể lọc cơ học; 2 – bể nuôi; 3 – bể lọc sinh học; 4 – bể chứa nước thải; 5 – bể chứa nước sạch.

     B. 1 – bể nuôi; 2 – bể lọc cơ học; 3 – bể chứa nước thải; 4 – bể lọc sinh học; 5 – bề chứa nước sạch.

     C. 1 – bể lọc sinh học; 2 – bể nuôi; 3 – bể lọc cơ học; 4 – bể chứa nước thải; 5 – bể chứa nước sạch.

     D. 1 – bể lọc cơ học; 2 – bể nuôi; 3 – bể lọc sinh học; 4 – bể chứa nước sạch; 5 – bể chứa nước thải

Câu 62. Trong hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn, bể lọc sinh học có chức năng nào sau đây?

     A. Có giá thể chứa vi khuẩn, nhờ đó chuyển hoá thành những chất độc như H2S, NH3,.... thành các chất không độc.

     B. Thu gom và loại bỏ chất thải rắn kích thước lớn.

     C. Thu gom và loại bỏ phần lớn chất thải rắn kích thước nhỏ.

     D. Điều chỉnh nhiệt độ nước.

Câu 63. Cho hình vẽ sau mô tả về thành phần cơ bản của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn. 



Phát biểu nào sau đây là đúng:

     A. Hệ thống lọc cơ học nằm ở bể số 1.

     B. Các chất thải rắn được thu gom và loại bỏ hầu hết ở bể số 2.

     C. Bể số 5 chứa nhiều vi sinh vật phân giải.

     D. Nước thải sau khi lọc cơ học sẽ chuyển sang bể số 5 trước khi quay lại bể nuôi.

Câu 64. Công nghệ Biofloc là quá trình tự nitrate hoá trong ao nuôi thuỷ sản không cần thay nước. Ý nghĩa của công nghệ Biofloc trong nuôi trồng thuỷ sản như sau:

(1) Cải thiện chất lượng nước.

(2) Cung cấp thức ăn cho con giống nuôi.

(3) Hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.

(4) Tăng năng suất nuôi trồng.

(5) Bảo vệ môi trường.

Số đáp án đúng là:

     A. 3.                                   B. 4.                                   C. 5.      D. 2.

Câu 65. Trong hệ thống nuôi tuần hoàn, nước từ bể nuôi sẽ đi vào bể lọc cơ học và được lọc bằng trống lọc. Sau khi thu gom và loại bỏ phần lớn chất thải rắn, nước sau khi lọc cơ học sẽ được đưa vào bể nào?

     A. Bể nuôi.                                                                   B. Bể lọc cơ học.

     C. Bể lọc sinh học.                                                       D. Bể chứa nước thải hoà tan.

Câu 66. Hoạt động phân giải các chất độc trong nước (như H2S, NO2, NH3,...) sẽ được vi sinh vật chuyển hoá thành những chất không độc diễn ra trong loại bể nào của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn?

     A. Bể chứa nước thải.        B. Bể lọc sinh học.

     C. Bể lọc cơ học.               D. Bể chứa nước sạch.

Câu 67. Công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn thường được ứng dụng cho các đối tượng thuỷ sản nào sau đây?

     A. Tất cả các loài thuỷ sản.

     B. Những loài thuỷ sản bản địa.

     C. Những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.

     D. Những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế thấp.

Câu 68. Nên áp dụng công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn trong điều kiện nào sau đây?

     A. Loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, ở những nơi khan hiếm nguồn nước sạch, hạn chế diện tích nuôi.

     B. Loài thuỷ sản có giá trị kinh tế thấp, ở những nơi khan hiếm nguồn nước sạch, diện tích nuôi lớn.

     C. Loài thuỷ sản có giá trị kinh tế thấp, ở những nơi khan hiếm nguồn nước sạch, diện tích nuôi lớn.

     D. Loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, nguồn nước sạch đầy đủ, diện tích nuôi lớn.

Câu 69. Trong hệ thống nuôi Biofloc, nguồn carbon liên tục được cung cấp sao cho tỉ lệ C : N trong hệ thống dao động trong khoảng phù hợp là

     A. từ 100 : 1 đến 200 : 1.                                             B. từ 5 : 1 đến 10 :1.

     C. từ 3 : 1 đến 5 : 1.                                                     D. từ 10 : 1 đến 20 : 1.

Câu 70. Để đảm bảo tỉ lệ C : N trong hệ thống nuôi Biofloc, người ta thường bổ sung carbon hữu cơ như

     A. rỉ mật đường, cám gạo, bột sắn, bã mía,...

     B. giun quế, cỏ tươi, cá tạp.

     C. bột cá, bột thịt, bột máu, giun quế.

     D. cỏ tươi, cá tạp, tảo, ngô, khoai, bột thịt.

Câu 71. Phát biểu nào sau đây không phải là ưu điểm hệ thống nuôi Biofloc trong nuôi trồng thuỷ sản?

     A. Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ nguồn nước vào hệ thống.

     B. Chi phí đầu tư ban đầu lớn.

     C. Nâng cao hiệu quả sử dụng nước, cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn.

     D. Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Câu 72. Phát biểu nào sau đây nói về ưu điểm hệ thống nuôi Biofloc trong nuôi trồng thuỷ sản?

     A. Chi phí đầu tư ban đầu lớn; hệ thống sục khí cần hoạt động liên tục nên cần phải có nguồn điện ổn định.

     B. Chi phí năng lượng cao.

     C. Người nuôi phải trình độ cao.

     D. Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Câu 73. Công nghệ Biofloc thường được áp dụng đối với những loài thuỷ sản nào sau đây?

     A. Tôm, cá rô phi, cá chép.                                          B. Ngao, cá trắm cỏ, cá chép.

     C. Ốc hương, ngao, cá rô phi.                                      D. Tôm, ngao, cá chép.

Câu 74. Lí do nào không đúng để giải thích việc cần phải bảo quản, chế biến sản phẩm thuỷ sản?

     A. Bảo quản giúp hạn chế hao hụt về số lượng và chất lượng sản phẩm.

     B. Giúp rút ngắn thời gian sử dụng sản phẩm.

     C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu.

     D. Giúp giảm khối lượng và thể tích sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển.

Câu 75. Ý nào không đúng khi nói về những phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản phổ biến?

     A. Bảo quản lạnh.                                                         B. Làm khô thuỷ sản.

     C. Philê thuỷ sản.                                                         D. Ướp muối thuỷ sản.

Câu 76. Bảo quản lạnh là phương pháp hạ nhiệt độ của thuỷ sản xuống thấp để ức chế hoạt động của vi sinh vật phân huỷ. Nhược điểm của phương pháp bảo quản lạnh thuỷ sản là

     A. không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

     B. thực phẩm dễ bị hư hại do vi sinh vật phân huỷ.

     C. tốn kém do chi phí đầu tư kho lạnh.

     D. thời gian bảo quản ngắn.

Câu 77. Bảo quản lạnh là phương pháp hạ nhiệt độ của thuỷ sản xuống thấp để ức chế hoạt động của vi sinh vật phân huỷ. Ưu điểm của phương pháp bảo quản lạnh thuỷ sản là

     A. ít tốn kém do chi phí đầu tư kho lạnh rẻ.

     B. có thể bảo quản vĩnh viễn, chất lượng không thay đổi theo thời gian.

     C. không ảnh hưởng đến độ giòn dai, kết cấu của thuỷ sản nếu bảo quản không đúng cách.

     D. bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; ức chế vi sinh vật phân huỷ; giữ được hương vị, độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của thuỷ sản nếu bảo quản đúng cách.

Câu 78. Một số ưu điểm của phương pháp làm khô sản phẩm thuỷ sản như sau:

(1) Đơn giản, dễ thực hiện cho nhiều loại thuỷ sản.

(2) Không cần thiết bị chuyên dụng, ít tốn năng lượng.

(3) Khối lượng thuỷ sản giảm đi đáng kể sau khi làm khô.

(4) Có thể bảo quản trong thời gian dài nếu được thực hiện đúng cách.

(5) Ảnh hưởng đến hương vị, độ tươi ngon, giá trị dinh dưỡng và độ giòn dai của thuỷ sản.

Các phương án đúng là:

     A. (1), (3), (5).                   B. (1), (2), (4).                   C. (1), (3), (4).      D. (1), (2), (3).

Câu 79. Nhược điểm của phương pháp làm khô sản phẩm thuỷ sản là

     A. phức tạp, không thực hiện cho nhiều loại thuỷ sản.

     B. cần thiết bị chuyên dụng, tốn nhiều năng lượng.

     C. khối lượng thuỷ sản giảm đi đáng kể sau khi làm khô.

     D. ảnh hưởng đến hương vị, độ tươi ngon, giá trị dinh dưỡng và độ giòn dai của thuỷ sản.

Câu 80. Một số ưu điểm của phương pháp muối các sản phẩm thuỷ sản như sau:

(1) Khó áp dụng cho nhiều loại thuỷ sản.

(2) Tăng độ mặn, ảnh hưởng đến hương vị ban đầu của thuỷ sản.

(3) Cần thiết bị chuyên dụng, tốn nhiều năng lượng.

(4) Muối có khả năng diệt vi sinh vật nên ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản.

(5) Có thể bảo quản trong thời gian dài nếu được thực hiện đúng cách.

(6) Ảnh hưởng đến độ giòn dai, kết cấu của thuỷ sản.

Số phương án đúng là:

     A. 5.                                   B. 4.                                   C. 3.      D. 6.

Câu 81. Nhược điểm của phương pháp muối các sản phẩm thuỷ sản là

     A. đơn giản, dễ áp dụng cho nhiều loại thuỷ sản.

     B. tăng độ mặn, ảnh hưởng đến hương vị ban đầu của thuỷ sản.

     C. không cần thiết bị chuyên dụng, ít tốn năng lượng.

     D. muối có khả năng diệt vi sinh vật, giúp bảo quản thuỷ sản tốt hơn.

Câu 82. Một số ưu điểm của phương pháp bảo quản cá ngừ đại dương bằng công nghệ nano UFB như sau:

(1) Làm giảm hoạt động và phát triển của vi khuẩn gây hại.

(2) Ngăn chặn được tình trạng thịt cá bị biến chất.

(3) Giúp cá giữ độ tươi lâu hơn trong quá trình bảo quản.

(4) Yêu cầu nhân lực chất lượng cao và hệ thống máy móc hiện đại.

(5) Không làm hao hụt khối lượng cá và làm tăng độ mặn của cá. Số ưu điểm đúng là:

     A. 4.                                   B. 2.                                   C. 5.      D. 3.

Câu 83. Công nghệ PU (polyurethane) là công nghệ tạo xốp cách nhiệt cao cấp. Hiện nay, xốp PU được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt trong các kho lạnh ở các nhà máy chế biến, hầm chứa cá trên tàu cá để bảo quản thuỷ sản. Thời gian bảo quản thuỷ sản trong hầm làm từ vật liệu PU có thể kéo dài bao nhiêu ngày?

     A. 20 ngày.                        B. 7 ngày.                          C. 10 ngày.      D. 12 ngày.

Câu 84. Thứ tự nào đúng mô tả các bước làm nước mắm truyền thống từ cá?

     A. Chuẩn bị nguyên liệu → Rút và lọc mắm → Trộn cá với muối → Ủ chượp → Đóng chai.

     B. Chuẩn bị nguyên liệu → Ủ chượp → Trộn cá với muối → Đóng chai → Rút và lọc mắm.

     C. Chuẩn bị nguyên liệu → Trộn cá với muối → Ủ chượp → Rút và lọc mắm → Đóng chai.

     D. Chuẩn bị nguyên liệu → Trộn cá với muối đóng chai → Ủ chượp → Rút và lọc mắm.

Câu 85. Kĩ thuật chế biến fillet không thực hiện với loài thuỷ sản nào sau đây?

     A. Cá tra xuất khẩu.                                                     B. Cá hồi trong nhà hàng.

     C. Cá hồi hun khói.                                                      D. Cá cảnh.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Khi tham quan mô hình nuôi cá rô phi trong lồng tại địa phương. Đối với trường hợp dịch bệnh xảy ra tại lồng nuôi cá rô phi, người nuôi có thể xử lí bằng các cách như sau:

a) Vớt loại bỏ cá chết, cá bệnh nặng ra khỏi lồng nuôi.

b) Gửi mẫu cá có biểu hiện bệnh đến các phòng thí nghiệm, xin tư vấn của nhà chuyên môn.

c) Thu hoạch sớm tất cả cá trong lồng nuôi.

d) Điều trị cho cá bằng các loại thuốc theo liều lượng, cách dùng theo quy định.

Câu 2. Cho hình vẽ sau mô tả về thành phần cơ bản của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn. Sau đây là một số nhận định:



 

a) Hệ thống lọc cơ học nằm ở bể số 2.

b) Các chất thải rắn được thu gom và loại bỏ hầu hết ở bể số 2.

c) Bể số 5 chứa nhiều vi sinh vật phân giải.

d) Nước thải sau khi lọc cơ học sẽ chuyển sang bể số 5 trước khi quay lại bể nuôi.

Câu 3. Sau khi học xong bài: “Bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản”, giáo viên cho học sinh thảo luận đề xuất một số phương pháp bảo quản thuỷ sản trong mỗi tình huống cụ thể như sau:

Trường hợp 1. Cá, tôm, mực được đánh bắt trên các tàu cá xa bờ.

Trường hợp 2. Cá, tôm được đánh bắt ở ao nuôi nhưng không kịp tiêu thụ.

Sau đây là một số nhận định:

a) Với trường hợp 1, cá, tôm, mực được đánh bắt trên các tàu cá xa bờ thì phương pháp bảo quản hiệu quả nhất là làm lạnh tươi hoặc đông lạnh giúp giữ nguyên hương vị, độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của thuỷ sản, bảo quản trong nhiều ngày trước khi đưa vào bờ.

b) Cả hai trường hợp trên đều áp dụng phương pháp bảo quản lạnh.

c) Với trường hợp 1, cá, tôm, mực được đánh bắt trên các tàu cá xa bờ thì phương pháp bảo quản làm lạnh rất tiện lợi vì các tàu cá xa bờ thường được trang bị sẵn hệ thống bảo quản lạnh để bảo quản thuỷ sản.

d) Với trường hợp 2, cá, tôm được đánh bắt ở ao nuôi nhưng không kịp tiêu thụ có thể bảo quản theo phương pháp làm khô nếu muốn tiết kiệm chi phí.

Câu 4. Nhà bạn An có trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng trong hồ vuông lót bạt diện tích rộng khoảng 1 000 m2. Bằng kiến thức của phần Công nghệ thuỷ sản lớp 12, người nuôi tôm có các nhận định sau:

a) Nếu độ pH của nước nuôi quá cao thì nên bơm nước mới vào ao để giảm độ pH và tăng cường sục khí giúp tăng lượng oxygen trong nước và giảm độ pH.

b) Khi lượng oxygen trong nước quá thấp phải tăng cường sục khí, giảm mật độ nuôi.

c) Lượng NH3 trong nước quá cao cần tăng lượng thức ăn để khử NH3.

d) Bơm nước mới vào ao là biện pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh cả độ pH, hàm lượng oxygen và lượng NH3 trong nước ao nuôi.

Câu 5. Công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn (RAS) và công nghệ biofloc là hai công nghệ tiên tiến được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Cả hai công nghệ này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi nhận xét về hai công nghệ này, nhóm học sinh đã đưa ra một số nhận định sau:

a) Mức độ tái sử dụng nước của công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn (RAS) và công nghệ biofloc là tương đương nhau.

b) Chi phí đầu tư và vận hành công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn (RAS) cao gấp nhiều lần công nghệ biofloc.

c) Năng suất thuỷ sản khi áp dụng công nghệ biofloc cao hơn nhiều mô hình nuôi thuỷ sản theo công nghệ tuần hoàn (RAS).

d) Cả hai công nghệ này đều có thể góp phần giảm thiểu được rủi ro do dịch bệnh và giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 6. Khi tham quan một khu trang trại nuôi tôm sú theo tiêu chuẩn VietGAP, nhóm học sinh được nghe giới thiệu và tham quan các khu vực cho phép. Khi viết bài thu hoạch, các em có đưa ra một số nhận xét như sau:

a) Trong quy trình này, khi thuỷ sản nhiễm bệnh chỉ sử dụng các loại thuốc, hoá chất khi thật sự cần thiết, bắt buộc phải theo hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật.

b) Môi trường ao nuôi tôm được quản lí nghiêm ngặt, đảm bảo các yếu tố như độ pH, độ kiềm, độ mặn, oxygen hoà tan,... ở giá trị thích hợp.

c) Tất cả người lao động làm việc tại cơ sở nuôi phải đủ 25 tuổi trở lên và được trang bị bảo hộ lao động phù hợp, đảm bảo điều kiện làm việc.

d) Việc ghi chép và lưu trữ hồ sơ giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản, từ đó giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ thương hiệu và uy tín của sản phẩm.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube