Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12_Chủ đề 6 Công nghệ giống thuỷ sản

Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12
Chủ đề 6 Công nghệ giống thuỷ sản




Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Phát biểu nào đúng khi nói về khái niệm giống thuỷ sản?

A. Giống thuỷ sản là loài động vật thuỷ sản, dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản.

B. Giống thuỷ sản là loài thực vật phù du, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản.

C. Giống thuỷ sản là loài động vật nguyên sinh, rong, tào dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản.

D. Giống thuỷ sản là loài động vật thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 2. Con giống thuỷ sản trước khi lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

(1) Thuộc danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

(2) Được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định.

(3) Các cá thể của cùng một giống thường luôn có ngoại hình, thể chất, sức sinh sản giống nhau.

(4) Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng.

(5) Được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.

Các nhận định đúng là:

Α. (1), (2), (4), (5).             Β. (1), (3), (4), (5).      C. (2), (3), (4), (5).    D. (1), (2), (3), (5).

Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của giống trong nuôi thuỷ sản?

A. Quyết định năng suất và số lượng sản phẩm thuỷ sản.

B. Quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm thuỷ sản.

C. Quyết định năng suất và hiệu quả khai thác thuỷ sản.

D. Quyết định năng suất nuôi trồng hiệu quả khai thác thuỷ sản.

Câu 4. Nhận định nào không đúng khi nói về vai trò của giống trong nuôi thuỷ sản?

A. Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.

B. Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế giống nhau.

C. Mỗi loài, giống thuỷ sản khác nhau có chất lượng sản phẩm khác nhau.

D. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, cần làm tốt công việc chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống thuỷ sản có năng suất và chất lượng.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm sinh sản của cá?

A. Phần lớn cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài ở môi trường nước.

B. Các loài cá khác nhau thì có tuổi thành thục sinh dục giống nhau.

C. Trong tự nhiên, đa số các loài cá nước ta sinh sản theo mùa.

D. So với động vật có xương sống khác thì cá có sức sinh sản cao nhất.

Câu 6. Tuổi thành thục sinh dục của cá rô phi là khoảng

A. 6 tháng tuổi.      B. 12 tháng tuổi.         C. 24 tháng tuổi.         D. 36 tháng tuổi.

Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tuổi thành thục sinh dục của cá?

A. Tuổi thành thục sinh dục là tuổi nhỏ nhất trong đời (lần đầu tiên) cá có sản phẩm sinh dục thành thục (trứng và tinh trùng có khả năng thụ tinh).

B. Các loài khác nhau có tuổi thành thục sinh dục khác nhau.

C. Trong cùng một loài, tuổi thành thục sinh dục của con đực luôn khác tuổi thành thục sinh dục của con cái.

D. Cá được nuôi dưỡng tốt, nuôi trong vùng nước ấm có thể thành thục sớm hơn.

Câu 8. Đa số các loài cá ở miền Bắc nước ta sinh sản theo mùa, thường bắt đầu từ

A. cuối tháng 9 đầu tháng 10.                                B. cuối tháng 3 đầu tháng 4.

C. cuối tháng 5 đầu tháng 6.                                  D. cuối tháng 7 đầu tháng 8.

Câu 9. Ở miền Nam, các loài cá thường bắt đầu mùa sinh sản từ khoảng thời gian nào sau đây?

A. Vào đầu mùa mưa (tháng 5).                             B. Vào đầu mùa hè (tháng 3, 4).           

C. Vào đầu mùa thu (tháng 9).                               D. Vào đầu mùa khô (tháng 11).

Câu 10. Phương thức sinh sản của hầu hết các loài cá là

A. cá đẻ con, thụ tinh ngoài.                                  B. cá đẻ trứng, thụ tinh trong.

C. cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài.                               D. cá đẻ con, thụ tinh trong.

Câu 11. Hiện tượng trứng cá sau khi giải phóng sẽ dính vào các giá thể trong môi trường nước là đặc điểm loài cá nào sau đây?

A. Cá rô phi.                       B. Cá chép.                 C. Cá trôi.                 D. Cá tầm.

Câu 12. Cá trôi và cá trắm cái sau khi đẻ trứng trong nước thì trứng sẽ tồn tại ở trạng thái nào?

A. Trứng sẽ dính vào các giá thể trong môi trường nước.

B. Trứng chìm xuống tổ ở đáy ao.

C. Trứng lơ lửng ở trong nước.

D. Trứng trôi nổi hoàn toàn trên mặt nước.

Câu 13. Tập tính di cư để sinh sản thường bắt gặp ở các loài cá nào sau đây

A. Cá chép, cá tra.                                      B. Cá trôi, cá tra.

C. Cá tra, cá song.                                      D. Cá song, cá rô phi.

Câu 14. Tuổi thành thục sinh dục của tôm được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây?

A. Màu sắc của cơ thể tôm.                       B. Sức sinh sản của tôm.

C. Kích thước của tôm.                              D. Khối lượng cơ thể của tôm.

Câu 15. Ở tôm sú khi thành thục sinh dục lần đầu, con cái có khối lượng khoảng

A. 100 g/con.                      B. 40 g/con.                 C. 50 g/con.              D. 70 g/con.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mùa sinh sản của tôm sú trong tự nhiên?

A. Mùa vụ sinh sản của tôm sú vào tháng 3 đến tháng 10 hằng năm.

B. Mùa vụ sinh sản của tôm sú vào tháng 1 đến tháng 10 hằng năm.

C. Mùa vụ sinh sản của tôm sú vào tháng 1 đến tháng 4 hằng năm.

D. Mùa vụ sinh sản của tôm sú vào tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Câu 17. Đặc điểm nào đúng khi nói về sinh sản của tôm?

A. Tôm phân tính.

B. Khi mới nở là lưỡng tính, lớn lên là phân tính.

C. Tôm lưỡng tính.

D. Khi mới nở là con cái, lớn lên là con đực.

Câu 18. Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.

B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.

C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.

D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang.

Câu 19. Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng và kích thước của cá có thể phân chia các giai đoạn ương nuôi cá giống là

A. Cá bột à Cá giống à Cá hương.                     B. Cá hương à Cá giống à Cá bột.

C. Cá bột à Cá hương àCá giống.                      D. Cá hương àCá bột à Cá giống.

Câu 20. Khoảng thời gian phù hợp để ương nuôi từ cá bột lên cá hương là

A. khoảng 25 ngày.                                                B. khoảng 15 ngày.              

C. khoảng 60 ngày.                                                D. khoảng 5 ngày.

Câu 21. Khoảng thời gian phù hợp để ương nuôi từ cá hương lên cá giống là

A. khoảng 25 ngày.                                                B. khoảng 15 ngày.              

C. khoảng 60 ngày.                                                D. khoảng 5 ngày.

Câu 22. Thứ tự đúng các bước của quy trình kĩ thuật ương nuôi cá giống là

A. Chuẩn bị ao ương → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch - Chăm sóc và quản lí.

B. Chuẩn bị ao ương → Lựa chọn, thả giống → Chăm sóc và quản lí → Thu hoạch.

C. Lựa chọn, thả giống - Chuẩn bị ao ương - Thu hoạch - Chăm sóc và quản lí.

D. Chuẩn bị ao ương → Chăm sóc và quản lí → Lựa chọn, thả giống - Thu hoạch.

Câu 23. Khâu nào sau đây là không bắt buộc trong các bước chuẩn bị ao ương nuôi cá?

A. Diệt mầm bệnh, cá tạp và địch hại.

B. Bón phân gây màu tạo nguồn thức ăn tự nhiên.

C. Tạo môi trường sống thuận lợi.

D. Bón phân hoá học kết hợp với phơi ao.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói kĩ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương?

A. Thả cá trong vòng từ 5 đến 7 ngày sau khi lấy nước ao vào.

B. Thả cá bột vào ao nuôi lúc giữa trưa hoặc đầu giờ chiều.

C. Kích cỡ cá bột có thể khác nhau tuỳ từng loài, chiều dài cơ thể dao động từ 1 mm đến 10 mm.

D. Trước khi thu hoạch, ngừng cho cá ăn khoảng 1 – 2 ngày.

Câu 25. Ở giai đoạn nuôi cá bột lên cá hương, vì sao trước khi thu hoạch cần ngừng cho cá ăn 1 đến 2 ngày?

A. Giúp cá làm quen với điều kiện thiếu dưỡng khí trước khi vận chuyển, tránh hiện tượng chết hàng loạt.

B. Nhằm tiết kiệm thức ăn.

C. Giúp giữ vệ sinh ao nuôi.

D. Giúp cá làm quen môi trường, tránh bị sốc nhiệt.

Câu 26. Trong quy trình ương nuôi cá giống, giai đoạn lựa chọn và thả giống người nuôi cần lưu ý tiêu chí như sau:

(1) Kích cỡ cá thả.

(2) Thời vụ thả cá.

3) Mật độ thả.

(4) Vệ sinh ao và nguồn nước.

(5) Thời gian thả.

Số lượng các tiêu chí đúng là:

A. 4.                                    B. 2.                            C. 3.                          D. 5.

Câu 27. Mật độ thả cá phù hợp trong kĩ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương là

A. từ 10 đến 20 con/m².                             B. từ 100 đến 250 con/m².

C. từ 200 đến 500 con/m².                         D. từ 1 đến 5 con/m².

Câu 28. Mật độ thả cá phù hợp trong kĩ thuật ương nuôi từ cá hương lên cá giống là

A. từ 10 đến 20 con/m².                             B. từ 100 đến 250 con/m².

C. từ 200 đến 500 con/m².                         D. từ 1 đến 5 con/m².

Câu 29. Khi nói về kĩ thuật ương nuôi cá giống có những phát biểu như sau:

(1) Mật độ thả tuỳ theo loài cá, tuổi cá và khả năng quản lí của người nuôi.

(2) Khi nước trong ao đã ổn định và có màu xanh nõn chuối mới thả cá vào ao.

(3) Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát.

(4) Thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa, loại bỏ các sinh vật hại cá và phòng trừ dịch bệnh.

Số phát biểu đúng là:

A. 3.                                    B. 2.                            C. 1.                          D. 4.

Câu 30. Trong kĩ thuật ương cá giống nước ngọt, cần chú ý các biện pháp kĩ thuật như sau:

(1) Thiết bị nuôi ương phù hợp.

(2) Giống thả đạt chất lượng tốt.

(3) Mật độ thả giống phù hợp.

(4) Thời gian ương nuôi quanh năm.

(5) Thức ăn, môi trường phù hợp với sinh trưởng của cá. Các biện pháp đúng là:

Α. (1), (2), (4), (5).             Β. (1), (2), (3), (4).      C. (2), (3), (4), (5).    D. (1), (3), (4), (5).

Câu 31. Việc cải tạo đáy ao có vai trò gì trong công tác chuẩn bị ao nuôi cá?

A. Làm cho bùn đáy xốp, thoáng khí; diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh; tiêu diệt địch hại, cá tạp.

B. Tu sửa quang bờ, chống rò rỉ.

C. Để phân chuồng, phân xanh phân huỷ nhanh.

D. Làm thoáng khí, chống rò rỉ, phân huỷ nhanh chất độc.

Câu 32. Hãy chọn đúng thứ tự các bước của quy trình kĩ thuật nuôi tôm giống?

A. Chuẩn bi bể nuôi → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch → Chăm sóc và quản lí.

B. Chuẩn bị bể nuôi → Lựa chọn, thả giống → Chăm sóc và quản lí → Thu hoạch.

C. Lựa chọn, thả giống → Chuẩn bị bể nuôi → Thu hoạch → Chăm sóc và quản lí.

D. Chuẩn bị bể nuôi → Chăm sóc và quản lí → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch.

Câu 33. Thời vụ ương nuôi tôm giống ở Miền Bắc nước ta là

A. từ tháng 3 đến tháng 11.                                    B. từ tháng 3 đến tháng 4.

C. từ tháng 9 đến tháng 10.                                    D. ương nuôi tôm quanh năm.

Câu 34. Mật độ ương nuôi tôm giống phù hợp đối với tôm thẻ chân trắng là

A. từ 150 đến 250 ấu trùng/L                                 B. từ 100 đến 300 ấu trùng/L

C. từ 200 đến 250 ấu trùng/L                                 D. từ 10 đến 20 ấu trùng/L

Câu 35. Khi chuẩn bị bể ương tôm giống cần chú ý điều kiện nào sau đây?

A. Bể được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng chlorine hoặc iodine và rửa lại bằng nước sạch.

B. Bể được vệ sinh sạch sẽ, rửa kĩ bằng nước sạch.

C. Dùng chất hóa học để khử trùng và không cần tráng lại bằng nước sạch.

D. Bắt buộc phải dùng bể nuôi xi măng.

Câu 36. Độ mặn phù hợp của nước nuôi tôm giống nước mặn trong bể nuôi là:

A. dao động từ 2‰ đến 3‰.                                  B. dao động từ 28‰ đến 30‰.

C. dao động từ 1‰ đến 3‰.                                  D. dao động từ 70‰ đến 80‰.

Câu 37. Phát biểu nào không đúng khi nói về kĩ thuật nương nuôi tôm giống trong bể?

A. Chọn ấu trùng khỏe mạnh, có tính hướng quang.

B. Bể được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng chlorine hoặc iodine và rửa lại bằng nước sạch.

C. Thả giống từ từ để ấu trùng quen dần với môi trường nước bể ương.

D. Loại thức ăn luôn giống nhau ở từng giai đoạn nên chỉ cần chú ý lượng thức ăn.

Câu 38. Trong quá trình ương nuôi tôm giống, không thay nước trong giai đoạn nào sau đây?

A. Nauplius và Zoea.                                             B. Zoea và Mysis.

C. Nauplius và Mysis.                                            D. Mysis và Postlarvae.

Câu 39. Giai đoạn nào trong quá trình phát triển của tôm có thể dùng thức ăn là tảo?

A. Zoea.                  B. Mysis.                     C. Nauplius.                D. Postlarvae.

Câu 40. Trong chăm sóc tôm giống, có thể không cần cho tôm ăn vào giai đoạn phát triển nào sau đây?

A. Zoea.                  B. Mysis.                     C. Nauplius.                D. Postlarvae.

Câu 41. Thời điểm thu hoạch tôm phù hợp để bán giống hoặc nuôi thương phẩm là:

A. Tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được khoảng 20 ngày hoặc khoảng 30 ngày.

B. Tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được khoảng 1 ngày hoặc khoảng 10 ngày.

C. Tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được khoảng 5 ngày hoặc khoảng 7 ngày.

D. Tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được khoảng 12 ngày hoặc khoảng 15 ngày.

Câu 42. Thời điểm thu hoạch phù hợp để bán giống hoặc nuôi thương phẩm đối với tôm sú là:

A. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 15 ngày (PL15).

B. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 12 ngày (PL12).

C. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 5 ngày (PL5).

D. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 2 ngày (PL2).

Câu 43. Đối với tôm thẻ chân trắng, thời điểm thu hoạch phù hợp để bán giống là:

A. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 10 ngày (PL10).

B. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 12 ngày (PL12).

C. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 5 ngày (PL5).

D. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 2 ngày (PL2).

Câu 44. Trong các loại thức ăn sau đây, loại nào không phù hợp làm thức ăn cho tôm giống trong giai đoạn Nauplius và Zoea?

A. Tảo tươi.            B. Ấu trùng Artemia.              C. Thức ăn công nghiệp.       D. Tảo khô.

Câu 45. Đâu không phải ý nghĩa của việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống thủy sản?

A. Nhằm chọn các cá thể mang gene mong muốn như mang gene kháng bệnh, gene chịu lạnh.

B. Nhằm xác định chính xác những cá thể mang gene mong muốn ngay ở giai đoạn phát triển sớm.

C. Cần yêu cầu cao về kĩ thuật và trang thiết bị.

D. Rút ngắn thời gian chọn giống, giảm chi phí và công lao động.

Câu 46. Chỉ thị phân tử được ứng dụng trong chọn giống thủy sản có nhược điểm là:

A. cần yêu cầu cao về kĩ thuật và trang thiết bị.

B. rút ngắn thời gian chọn giống, tiết kiệm chi phí.

C. có thể chọn lọc ngay ở giai đoạn còn non.

D. cho kết quả chính xác hơn phương pháp chọn giống truyền thống.

Câu 47. Phát biểu nào không đúng về việc sử dụng các chất kích thích sinh sản trong nhân giống thủy sản?

A. Các chất kích thích sinh sản đều là hormone có nguồn gốc từ động vật, không thể tổng hợp nhân tạo.

B. Khi tiêm hormone cho cá đã thành thục ở giai đoạn phát triển, tuyến sinh dục sẽ kích thích quá trình thành thục của trứng, tinh trùng.

C. Sử dụng các chất kích thích sinh sản sẽ giúp sản xuất cá giống trên quy mô lớn và chủ động.

D. Tùy vào đối tượng thủy sản cho sinh sản mà sử dụng đơn lẻ loại chất kích thích khác nhau hoặc kết hợp chúng với nhau.

Câu 48. Trong chuyển đổi giới tính cá rô phi, hormone nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất để tạo cá rô phi đơn tính đực?

A. 17α-methyl testosterone.                       B. Estrogen.

C. Testosterone.                                         D. HCG.

Câu 49. Cho các phát biểu sau, có những phát biểu đúng về ý nghĩa của phương pháp bảo quản lạnh tinh trùng của động vật thủy sản?

(1)  Hạn chế tối đa việc phải lưu trữ cá đực để bảo tồn dòng thuần.

(2)  Ngăn cản suy giảm chất lượng di truyền do lai cận huyết trong thủy sản.

(3)  Chọn lọc được các cá thể mang gene mong muốn như gene kháng bệnh, gene chịu lạnh…

(4)  Giúp chủ động trong quá trình sản xuất giống nhân tạo, đặc biệt là khi con đực và con cái lệch pha trong sự thành thục sinh sản.

(5)  Thuận tiện, dễ dàng trong quá trình vận chuyển so với việc phải vận chuyển cá bố để thụ tinh.

A. (1), (2), (3), (5).             B. (1), (3), (4), (5).      C. (1), (2), (4), (5).  D. (2), (3), (4), (5).

Câu 50. Bảo quản tinh trùng động vật thủy sản ngắn hạn trong tủ lạnh cần duy trì khoảng nhiệt độ thích hợp là bao nhiêu?

A. Từ 4oC đến 8oC.                                                            B. Từ 0oC đến 4oC.

C. Từ 0oC đến 10oC.                                                          D. Từ - 4oC đến 8oC.

Câu 51. Để bảo quản dài hạn tinh trùng động vật thủy sản, người ta thường sử dụng hợp chất nào sau đây?

A. Nitrogen lỏng.               B. Hydrogen.              C. Oxygen.           D. Helium.

Câu 52. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dài hạn tinh trùng động vật thủy sản có thể kéo dài từ vài giờ đến một tháng, thời gian bảo quản phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

(1)  Loài động vật thủy sản.

(2)  Chất lượng tinh trùng ban đầu.

(3)  Loài và nồng độ chất kháng sinh.

(4)  Tỉ lệ pha loãng.

(5)  Chất bảo quản.

Số phương án đúng là:

A. 3.                        B. 2.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 55. Một số chất kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến trong sản xuất cá hiện nay là:

A. LRHa, estrogen và glucagon.                B. LRHa, HCG và GnRHa.

C. Glucagon, FSH và HCG.                       D. LRHa, HCG và glucagon.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Trong chuyến tham quan mô hình ương nuôi tôm giống trong bể, trước khi trình bày báo cáo nhóm học sinh đã thảo luận và nhận xét như sau:

a) Bể nuôi và nguồn nước dùng trong ương nuôi tôm giống phải được vệ sinh, khử trùng bằng hóa chất theo đúng quy định.

b) Tất cả các giai đoạn phát triển của tôm giống đều có thể sử dụng thức ăn nhân tạo với kích thước phù hợp.

c) Trước khi thả ương, ấu trùng phải được tắm qua dung dịch formol hoặc iodine nhằm mục đích để diệt ngoại kí sinh trùng.

d) Cần thả từ từ ấu trùng vào bể để ấu trùng quen dần với môi trường nước bể ương.

Câu 2. Học sinh của lớp 12 H được giao nhiệm vụ tìm hiểu về đặc điểm sinh sản của cá. Khi trình bày báo cáo, các nhóm thảo luận và đưa ra một số nhận xét như sau:

a) Hầu hết các loài cá nước mặn và nước ngọt đều sinh sản theo phương thức đẻ trứng và thụ tinh ngoài trong môi trường nước.

b) Trong tự nhiên, đa số các loài cá ở nước ta sinh sản theo mùa, tập trung vào những tháng có nhiệt độ ấm.

c) Các loài cá nước ngọt và cá nước mặn đều có tập tính di cư để sinh sản.

d) Ở hầu hết các loài cá, tuổi thành thục sinh dục của con đực và con cái giống nhau.

Câu 3. Hiện nay, có thể điều khiển giới tính của con giống thủy sản theo hướng có lợi cho người nuôi nhằm tạo hiệu quả tối ưu trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi bằng nhiều cách khác nhau. Các nhận định như sau:

a) Có thể bổ sung vào thức ăn cho thủy sản hormone giúp chuyển đổi giới tính như estrogen (chuyển sang giới tính cái) hoặc testosterone (chuyển sang giới tính đực).

b) Bổ sung các hormone giới tính vào thức ăn cho cá sẽ giúp duy trì giới tính của một số loài cá giúp đảm bảo cân bằng tỉ lệ cá bố mẹ.

c) Tất cả các loài động vật thủy sản đều có sự giống nhau giữa con cái và con đực về ngoại hình, tốc độ sinh trưởng.

d) Có thể ngâm hoặc tiêm hormone cho thủy sản nhằm điều khiển tỉ lệ giới tính phù hợp.

Câu 4. Một thí nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của hormone giới tính tới sự thành thục sinh dục của cá rô phi. Người ta đã sử dụng hormone điều khiển giới tính đực là 17α-methyl testosterone (17α-MT) để trộn đều vào thức ăn cho cá bột (giai đoạn ngay sau khi cá vừa sử dụng hết noãn hoàng); sau đó cho ăn liên tục trong vòng 21 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ cá rô phi đực trong đàn có để đạt từ 85% đến 95%. Một số nhận định sau đây:

a) Hormone 17α-MT tác động điều khiển giới tính đực ở cá rô phi.

b) Tỉ lệ cá rô phi sống sót sau thí nghiệm phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như nồng độ hormone 17α-MT, số lần cho ăn trong ngày và thời gian cho ăn.

c) Có thể sử dụng phương pháp ngâm cá trong hormone 17α-MT hoặc tiêm hormone trực tiếp vào cá với nồng độ thích hợp.

d) Sau khi cá bột được nuôi đủ 21 ngày tuổi, cần tiếp tục đưa cá ra ương nuôi tiếp trong ao bằng thức ăn bổ sung có chứa hormone 17α-MT.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube