Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12_Chủ đề 10 Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản

Trắc Nghiệm Công Nghệ Lâm Nghiệp Thủy Sản 12
Chủ đề 10 Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản


Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguồn lợi thuỷ sản?

     A. Là tài nguyên trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.

     B. Là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.

     C. Là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, nhân tạo có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.

     D. Là tài nguyên trong vùng biển, sông, hồ có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.

Câu 2. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bao gồm những biện pháp như sau:

(1) Bảo vệ các loài thuỷ sản.

(2) Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.

(3) Bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống.

(4) Bảo vệ đường di cư của loài thuỷ sản.

Các phương án trả lời đúng là:

     A. (1), (2). B. (1), (3).

     C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4).

Câu 3. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa nào sau đây?

     A. Nâng cao hiệu quả của nuôi trồng thuỷ sản.

     B. Nâng cao sản lượng thuỷ sản khai thác trong tự nhiên.

     C. Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực.

     D. Bảo vệ nguồn thuỷ sản được khai thác trong tự nhiên.

Câu 4. Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cần nghiêm cấm hoạt động nào sau đây?

     A. Đánh bắt thuỷ sản xa bờ.

     B. Khai thác thuỷ sản bằng ngư cụ thân thiện môi trường.

     C. Khai thác các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.

     D. Đánh bắt thuỷ sản bằng thuốc nổ.

Câu 5. Việc thả các loài thuỷ sản quý, hiếm vào một số nội thuỷ, vũng và vịnh ven biển nhằm mục đích chính nào sau đây?

     A. Tập trung chúng vào một nơi để thuận lợi khi khai thác.

     B. Giúp chúng tăng khả năng sinh sản.

     C. Tạo khu vực có nhiều loài thuỷ sản quý hiếm phục vụ du lịch.

     D. Tạo khu vực có nhiều loài thuỷ sản quý hiếm phục vụ nghiên cứu.

Câu 6. Môi trường sống của các loài thuỷ sản có thể bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân như sau:

(1) Các chất thải sinh hoạt.

(2) Các chất thải trong sản xuất nông nghiệp.

(3) Các chất thải trong sản xuất công nghiệp.

(4) Các chất thải trong hoạt động khai thác lâm sản.

(5) Các chất thải trong hoạt động khai thác thuỷ sản.

Các phương án trả lời đúng là:

     A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5).

     C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (5).

Câu 7. Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thuỷ sản?

     A. Khai thác thuỷ sản bằng thuốc nổ.

     B. Sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi, trồng thuỷ sản.

     C. Khai thác thuỷ sản gần bờ.

     D. Khai thác thuỷ sản ở nơi thuỷ sản tập trung sinh sản.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

     A. Giúp phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

     B. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người.

     C. Bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý hiếm.

     D. Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.

Câu 9. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về ý nghĩa của khai thác nguồn lợi thuỷ sản?

     A. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

     B. Tạo môi trường thuận lợi cho thuỷ sản sinh trưởng, phát triển.

     C. Giảm chi phí nuôi trồng do tận dụng được nguồn thuỷ sản trong tự nhiên.

     D. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 10. Khai thác thuỷ sản góp phần cung cấp nguyên liệu cho lĩnh vực nào sau đây?

     A. Trồng trọt. B. Chăn nuôi.

     C. Công nghiệp chế biến. D. Trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 11. Vừa phát triển kinh tế biển vừa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo là ý nghĩa của hoạt động nào sau đây?

     A. Nuôi trồng thuỷ sản. B. Khai thác nguồn lợi thuỷ sản.

     C. Chế biến thuỷ sản. D. Xuất khẩu thuỷ sản.

Câu 12. Tuân thủ đúng các quy định về vùng khai thác, biện pháp khai thác, ngư cụ khai thác là nhiệm vụ của hoạt động nào sau đây?

     A. Khai thác nguồn lợi thuỷ sản. B. Khai thác tài nguyên rừng.

     C. Khai thác sản phẩm trồng trọt. D. Khai thác sản phẩm chăn nuôi.

Câu 13. Trong phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, công tác chuẩn bị ở bờ có nội dung nào sau đây?

     A. Kiểm tra tàu, máy, lưới và các ngư cụ khác đảm bảo cho quá trình khai thác.

     B. Lắp ráp lưới và các phụ tùng cần thiết thành một bộ ngư cụ khai thác hoàn chỉnh.

     C. Xác định độ sâu ngư trường khai thác.

     D. Xem xét tốc độ và hướng gió, hướng nước để chọn hướng thả lưới thích hợp.

Câu 14. Trong phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, công tác chuẩn bị ở ngư trường có nội dung nào sau đây?

     A. Chuẩn bị xăng dầu, nước đá, muối, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.... đầy đủ cho một chuyến khai thác.

     B. Thả lưới phù hợp với độ sâu của ngư trường khai thác.

     C. Kiểm tra tàu, máy, lưới và các ngư cụ khác đảm bảo cho quá trình khai thác.

     D. Lắp ráp lưới và các phụ tùng cần thiết thành một bộ ngư cụ khai thác hoàn chỉnh.

Câu 15. Khi khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, việc xác định độ sâu ngư trưởng khai thác nhằm mục đích nào sau đây?

     A. Tính toán tốc độ kéo lưới phù hợp.

     B. Xác định độ sâu thả lưới thích hợp.

     C. Xác định hướng di chuyển của thuỷ sản.

     D. Ước tính trữ lượng thuỷ sản.

Câu 16. Trong phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, trước khi thả lưới cần thực hiện hoạt động nào sau đây?

     A. Giảm tốc độ của tàu khai thác.

     B. Tăng tốc độ của tàu khai thác.

     C. Tăng độ sáng của đèn để tập trung thuỷ sản đến vị trí thuận lợi cho việc khai thác.

     D. Giảm độ sáng đèn để tập trung thuỷ sản đến vị trí thuận lợi cho việc khai thác.

Câu 17. Trong phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, thời gian kéo lưới thường từ

     A. 7 đến 9 giả. B. 5 đến 7 giờ. C. 3 đến 5 giờ. D. 1 đến 3 giờ.

Câu 18. Trong phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, nếu thời gian kéo lưới quá dài sẽ dẫn đến điều nào sau đây?

     A. Sản lượng khai thác thấp.

     B. Chất lượng thuỷ sản khai thác bị ảnh hưởng.

     C. Kích cỡ thuỷ sản khai thác không đồng đều.

     D. Không khai thác được các loài thuỷ sản quý hiếm.

Câu 19. Trong phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, tốc độ kéo lưới phù hợp đối với khai thác tôm là

     A. từ 4 đến 5 km/giờ. B. từ 3 đến 4 km/giờ.

     C. từ 2 đến 3 km/giờ. D. từ 1 đến 2 km/giờ.

Câu 20. Trong phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, tốc độ kéo lưới phù hợp đối với khai thác cá là

     A. từ 1 đến 3 km/giờ. B. từ 3 đến 5 km/giờ.

     C. từ 6 đến 8 km/giờ. D. từ 8 đến 10 km/giờ.

Câu 21. Trong một chuyến khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, khi thu lưới và bắt thuỷ sản ngư dân nhận thấy đa phần thuỷ sản thu được đều đã chết và không còn tươi. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?

     A. Thời gian kéo lưới quá ngắn.

     B. Đa phần thuỷ sản thu được ở cách xa vị trí thả lưới.

     C. Đa phần thuỷ sản thu được ở quá gần vị trí thả lưới.

     D. Tốc độ kéo lưới quá nhanh.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không có trong các bước khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo?

     A. Thả lưới. B. Ngâm lưới.

     C. Kéo lưới. D. Thu lưới và bắt thuỷ sản.

Câu 23. Trong phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới rê, thời gian ngâm lưới thường kéo dài khoảng từ

     A. 2 đến 4 giờ. B. 4 đến 6 giờ.

     C. 6 đến 8 giờ. D. 8 đến 10 giờ.

Câu 24. Phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới rê gồm các bước cơ bản như sau:

(1) Chuẩn bị.

(2) Thả lưới.

(3) Ngâm lưới.

(4) Kéo lưới.

(5) Thu lưới và bắt thuỷ sản.

Các phương án trả lời đúng là:

     A. (1), (3), (5). B. (1), (4), (5).

     C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (2), (4), (5).

Câu 25. Phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới vây gồm các bước cơ bản như sau:

(1) Chuẩn bị.

(2) Thăm dò thuỷ sản.

(3) Thủ lưới.

(4) Ngâm lưới.

(5) Kéo lưới.

(6) Thu lưới và bắt thuỷ sản.

Các phương án trả lời đúng là:

     A. (1), (3), (4), (6). B. (1), (3), (5), (6).

     C. (1), (2), (4), (6). D. (1), (2), (3), (6).

Câu 26. Khai thác thuỷ sản bằng phương pháp câu có ưu điểm nào sau đây?

     A. Không cần sử dụng tàu, thuyền.

     B. Khai thác được đồng thời nhiều loài thuỷ sản khác nhau.

     C. Không tàn phá nguồn lợi thuỷ sản và môi trường.

     D. Sản lượng khai thác lớn.

Câu 27. Phương pháp khai thác thuỷ sản bằng câu gồm các bước cơ bản như sau:

(1) Chuẩn bị.

(2) Thủ câu.

(3) Ngâm câu.

(4) Rê câu.

(5) Thu câu và bắt thuỷ sản.

Các phương án trả lời đúng là:

     A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (5).

     C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (2), (4), (5).

Câu 28. Phương pháp khai thác thuỷ sản nào sau đây có tính chọn lọc cao nhất?

     A. Lưới kéo. B. Câu. C. Lưới rê. D. Lưới vây.

Câu 29. Hoạt động nào sau đây không có tác dụng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

     A. Khai thác các loài thuỷ sản quý, hiếm phục vụ cho nhu cầu làm cảnh.

     B. Khai thác thuỷ sản đúng quy định, sử dụng ngư cụ khai thác thân thiện môi trường.

     C. Thả các loài thuỷ sản quý, hiếm vào một số nội thuỷ, vũng và vịnh ven biển.

     D. Bảo vệ môi trưởng sống của các loài thuỷ sản.

Câu 30. Hình thức khai thác thuỷ sản nào sau đây thân thiện với môi trường?

     A. Sử dụng thuốc nổ để khai thác.

     B. Sử dụng chích điện để khai thác.

     C. Sử dụng hoá chất để khai thác.

     D. Sử dụng lưới đánh bắt thuỷ sản để khai thác.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Ở một số vùng biển nước ta, do việc khai thác thuỷ sản gần bờ bằng các phương pháp truyền thống (lưới, câu,...) ngày càng kém hiệu quả. Vì vậy, một số hộ dân đã chuyển sang hình thức khai thác thuỷ sản bằng thuốc nổ, hoá chất, kích điện. Một số nhận định sau đây về thực trạng trên:

a) Cần nghiêm cấm khai thác thuỷ sản bằng phương pháp huỷ diệt (thuốc nổ, hoá chất, kích điện) để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

b) Việc khai thác thuỷ sản bằng phương pháp huỷ diệt (thuốc nổ, hoá chất, kích điện) sẽ làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản và gây ô nhiễm môi trường.

c) Việc khai thác thuỷ sản bằng thuốc nổ, hoá chất, kích điện sẽ giúp nâng cao thu nhập và ổn định đời sống lâu dài cho ngư dân vùng biển.

d) Cần có chính sách hỗ trợ để các hộ ngư dân chuyển đổi ngành nghề khai thác gần bờ kém hiệu quả sang các ngành nghề khác hiệu quả hơn.

Câu 2. Trong một lần khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, các ngư dân cho biết: sản lượng thu bắt được khá thấp so với dự kiến, tuy nhiên đa phần thuỷ sản thu bắt được đều còn sống, một số ít bị chết nhưng đều còn rất tươi.

Sau đây là một số nhận định:

a) Khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo là một phương pháp khai thác huỷ diệt.

b) Để tăng sản lượng thuỷ sản thu bắt được, cần tăng tốc độ kéo lưới.

c) Sản lượng thu bắt được khá thấp so với dự kiến, tuy nhiên đa phần thuỷ sản thu bắt được đều còn sống, một số ít bị chết nhưng đều còn rất tươi có thể là do vị trí thả lưới quá xa nơi thuỷ sản hoạt động.

d) Có thể tăng thêm thời gian kéo lưới để nâng cao sản lượng khai thác.

Câu 3. Trong bài thuyết trình về “Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản”, một nhóm học sinh đã đưa ra một số nhận định như sau:

a) Khai thác thuỷ sản đúng quy định của pháp luật, thân thiện với môi trường là một trong những biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

b) Vào mùa sinh sản, thuỷ sản thường tập trung tại những khu vực nhất định để sinh sản. Vì vậy, khai thác thuỷ sản ở những khu vực thuỷ sản tập trung sinh sản sẽ cho hiệu quả kinh tế cao và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.

c) Việc thả bổ sung các loài thuỷ sản quý, hiếm vào các thuỷ vực tự nhiên giúp chúng tăng số lượng, tăng khả năng sinh sản, nhờ đó làm tăng nguồn lợi thuỷ sản.

d) Việc thiết lập các khu bảo tồn biển sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thuỷ sản quý, hiếm, dẫn đến số lượng ngày càng suy giảm.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube